Biển Xanh/Loa Phường
Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, hiện trú tại phường Bách Khoa – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Với 1 tiền án năm 2007 về hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, sau 5 năm thụ án và 3 năm quản chế chở về địa phương sinh sống, Nguyễn Văn Đài vẫn tiếp tục con đường lầm lạc. Nguy hiểm ở chỗ, Đài đã dụ dỗ rất nhiều thanh niên lêu lổng, ăn chơi đua đòi, lười nhác học hành vào con đường “đấu tranh dân chủ”.
Kể đến đầu tiên là Trần Quang Trung – facebook Lý Quang Sơn, sinh viên đại học Luật. Trung vốn là học sinh cá biệt, bỏ học nhiều lần, thi lại nhiều môn, tư tưởng bất mãn, cơ hội. Được Đài tài trợ tiền, phương tiện Trung đã rủ rê bạn bè của mình tổ chức nhiều chiêu trò chống đối chính quyền như tham gia tuần hành, biểu tình gây rối trật tự công cộng; hay thả bóng bay, phát tờ rơi, tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại… Toàn bộ thành viên chiến khu A, chiến khu B bị cơ quan công an phát hiện và triệt phá của những năm 2012 đều do Trần Quang Trung rủ rê, lôi kéo, lừa phỉnh theo chỉ đạo, xúi giục của Nguyễn Văn Đài.
Rồi đến Đỗ Nam Trung, Lê Thị Phương Anh và Phạm Minh Vũ. Gia nhập Hội Anh em dân chủ chưa được bao lâu. Được Nguyễn Văn Đài mua chuộc bằng lợi ích vật chất, làm thì ít mà ăn chơi thì nhiều. Các đối tượng đã nhận tiền của Đài vào tận Đồng Nai để kích động công nhân biểu tình. 44 tháng phải cách ly với đời sống xã hội chính là giá đắt mà 3 đối tượng phải trả cho hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích hợp pháp của Nhà nước.
Và mới đây nhất là Nguyễn Viết Dũng. Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986, trú tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Dũng đã bị bắt và kết án 15 tháng tù giam về hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245, Khoản 2, Điểm d – Bộ luật Hình sự. Ít ai biết được mối quan hệ giữa Nguyễn Viết Dũng và Hội anh em dân chủ do Nguyễn Văn Đài cầm đầu. Chỉ khi Nguyễn Văn Đài xuất hiện tại khu vực Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, cùng với số đối tượng chống đối của Nghệ An và các tỉnh ra Hà Nội cổ vũ, truyền thông cho Nguyễn Viết Dũng ngày 14/12/2015 vừa qua, nhiều người mới đặt câu hỏi “tại sao Nguyễn Văn Đài lại ủng hộ Nguyễn Viết Dũng lộ liễu như vậy?”, vì sau khi ra tù (năm 2012) đến nay, Nguyễn Văn Đài chưa bao giờ xuống đường để bày tỏ quan điểm công khai.
Bằng vai người dân, tiếp xúc với Nguyễn Đức Quốc – facebook Paulo Thanh Hoang, thành viên Hội Anh em dân chủ, từ Huế xa xôi về Hà Nội, tác giả bài viết đã trả lời được thắc mắc của mình. Vốn Đài quen Dũng thông qua mạng internet. Trò chuyện nhiều lần, Đài thấy Dũng có tư tưởng cực đoan, có mơ ước được sang Mỹ du học, trong điều kiện hoàn cảnh gia đình ở nông thôn rất khó khăn mà bản thân Dũng cũng khá thông minh, học giỏi. Đài đã tuyên truyền tư tưởng cho Dũng cổ xúy chế độ Việt Nam cộng hòa đã sụp đổ nhiều năm; kích động Dũng tham gia sinh hoạt trong các hội nhóm trên mạng; chịu khó làm những việc “phi thường, không ai dám làm” để tạo tiếng vang. Nghe theo, Dũng đã treo cờ ba sọc trên nóc nhà mình; rồi cũng theo lời Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội – 2 đồng sáng lập Hội Anh em dân chủ, Dũng đã lôi kéo được 1 số đối tượng ra Hà Nội để gặp mặt “anh em cùng chí hướng”. Trước hôm tham gia tuần hành và bị bắt, Dũng đã gặp Đài và Trội, được giới thiệu về hoạt động tuần hành, biểu tình ôn hòa để “bảo vệ cây xanh của số anh em dân chủ Hà Nội”, Đài và Trội cũng đã gợi ý Dũng nên cùng anh em tham gia thử. Kết quả, ngày 12/4/2015, khi Dũng và đồng bọn mặc trang phục của Thủy quân lục chiến chế độ Ngụy trước kia, trà trộn vào đoàn tuần hành cây xanh gây huyên náo tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Dũng và đồng bọn đã bị bắt giữ. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, Nguyễn Viết Dũng đã phải trả giá cho hành vi bồng bột thiếu suy nghĩ và sự nhẹ dạ cả tin của mình.
Còn rất nhiều thanh niên trẻ mơ hồ vẫn vây quanh Đài để hi vọng viễn cảnh tương lai mà Đài vẽ ra cho họ sẽ trở thành sự thật hoặc ỉ lại, trông chờ sự hỗ trợ một chút vật chất từ Đài cho cuộc sống nơi đô thành bớt khó khăn. Họ chính là những nạn nhân tiếp theo của Nguyễn Văn Đài, bới “công lý không phải trò đùa”. Hi vọng Mai Thanh, Mạnh Cường, Trung Dũng, Nguyễn Văn Đề; Nguyễn Văn Ngọc; Lê Thị Yến, Trần Thị Tô… sẽ hiểu và rút chân sớm khỏi “bãi lầy mang tên Hội anh em dân chủ”.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’