Vài suy nghĩ khi đọc bài “Đại hội XII – Một chu kỳ” của ông Bùi Đức Lại
Đọc bài “Đại hội XII – Một chu kỳ” của ông Bùi Đức Lại, cho người đọc thấy rõ đây không thuần là lời góp ý cho văn bản này trong khi Đảng đang trưng cầu ý kiến của dân mà thể hiện đậm nét “MỘT LỐI BẮT BẺ ĐẦY ÁP ĐẶT VÀ TIỂU NHÂN”.
Ông Bùi Đức Lại, từng là cán bộ Ban Tổ chức TƯ nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương.
Ngay khi bản Dự thảo Báo cáo trình Đại hội Đảng lần thứ XII được công bố, rất nhiều những người tự nhận mình là nhân sĩ trí thức, đã đưa ra lời nhận xét mang tính quy chụp và thiếu thiện chí. Đây là thái độ mang tính xu thời hiện nay đang xuất hiện trong số các Đảng viên kỳ cựu, đã về hưu, không còn quyền lực chính trị nữa. Các ông khát khao dân chủ, khát khao đổi mới, vốn dĩ là một điều tốt, vì dân chủ là điều mà Đảng và chính quyền cũng hướng tới. Nhưng đấu tranh cho dân chủ, cho đổi mới bằng những cách xóc mói, bắt bẻ, chấp nhặt và quy chụp thì đó là một hành vi tiểu nhân. Một công cuộc đổi mới không thể dựa vào sự định hướng của những kẻ tiểu nhân được.
Đầu tiên, ông Bùi Đức Lại nhặt nhạnh những điểm khác biệt của bản Dự thảo. Đúng như ông Lại nói, bản Dự thảo đã đưa ra một phương hướng khác so với các đại hội trước, đó là nhấn mạnh vào mục tiêu dân chủ và bảo vệ tổ quốc, đẩy lùi thời hạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó cho thấy, hướng đi của Đảng trong nhiệm kỳ sắp tới đã có những bước đi kịp thời, bắt kịp xu hướng và mong mỏi của dân chúng. Nhưng xem ra ông Lại vẫn chưa vừa lòng. Ông viết:
Tư duy chiết trung xuyên suốt toàn bộ Dự thảo, trong từng đoạn văn, từng ý quan trọng. Mô thức diễn đạt nước đôi rất phổ biến (mẫu câu “vừa thế này… vừa thế khác”, “đi đôi”, “đồng thời” rất phổ biến). Cách viết này thỏa mãn yêu cầu lồng vào nhau những ý kiến không thống nhất, nhưng làm mất chuẩn nhận thức và hành động.
Ông Lại cho rằng bản dự thảo mới không có gì khác so với những bản dự thảo cũ. Ông phân tích rằng bản dự thảo mới chỉ cắt ghép lại, sắp xếp lại, bổ sung thêm một vài ý:
Dự thảo lần này chủ yêu vẫn là việc sắp xếp những khẩu hiệu và sáo ngữ từ văn kiện trước đó. Trong đại hội cơ sở và cấp huyện, thái độ thờ ơ của đảng viên, đại biểu và nhân dân rất rõ.
Đây là một lối diễn đạt bẻ cong sự thực. Trên thực tế, chủ trương và phương hướng của một Đảng luôn phải nhất quán, tuy nhiên, do các cản trở trên đường đi, việc phải sửa đổi một vài cách thức đi, đó là điều cần thiết và tất nhiên. Nhưng sửa đổi vẫn không thể đi ra ngoài chủ trương và phương hướng được
Không chỉ có thế, ông Lại còn đá xoáy trình độ văn hóa của những người soạn thảo dự thảo. Ông cho rằng bản dự thảo được viết bằng lối văn nói, tức là không đạt chuẩn văn viết, một cách ám chỉ các quan chức soạn thảo dự thảo là vô học, vô văn hóa. Nhưng sau khi ông đưa ra nhận xét ấy, ông lại không thể đưa ra các chứng cứ xác đáng về việc bản dự thảo dùng lối văn nói, và cũng không phân tích được quy chuẩn thế nào là văn viết. Ông bất chấp thực tế, cố tình quy chụp, lái hướng người đọc theo ý mình:
Dự thảo nặng văn phong nói, nhiều ý mâu thuẫn, nhiều đoạn trùng lặp, không chặt chẽ, lỗi ngữ pháp khá nhiều.
Nhưng giống như một trào lưu góp ý, mà thực chất là phản bác, ông Lại cùng với ông Hà Tuấn Trung, GS Tương Lai… đều đưa ra một kết luận là cần bãi bỏ học thuyết Mác Lênin. Mục đích này xem ra còn có trước cả khi ông đọc bản dự thảo. Với mục đích sau chót là bãi bỏ chủ nghĩa Mác Lênin, một cách né tránh của tham vọng giải tán Đảng Cộng Sản (vì bãi bỏ chủ nghĩa Mác Lênin- học thuyết nền tảng của Đảng Cộng sản, thì khác gì bảo giải tán Đảng Cộng Sản), ông Lại sẽ bới móc mọi thứ cản trở mục đích giải tán Đảng của ông.
Rất tiếc, những bới móc của ông cũng không có tính thực tiễn. Không có gì làm căn cứ cho việc nghe theo góp ý của các ông thì Đảng sẽ vững mạnh, chính quyền sẽ cai quản đất nước tốt hơn, người dân sẽ ấm no hơn. Hãy nhìn lại cuộc đời của các ông xem. Các ông chính là một phần đẩy đất nước vào tình huống khó khăn hiện nay. Thay vì đề xuất các ý tưởng đổi mới thiết thực, các ông chỉ biết ngồi biên tập lại bản dự thảo. Những gì thời trẻ các ông đã hèn nhát không làm được, giờ đây lại đổ tội cho học thuyết và cho Đảng. Việt Nam sẽ không bao giờ có dân chủ và văn minh, không thể ổn định và phát triển, chừng nào còn có những kẻ như các ông.
Nguồn: Nguyễn Biên Cương
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’