VỤ LS TRẦN THU NAM: KÊU GỌI TUẦN HÀNH HAY BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI?

Người xem: 197

Khoai@

Anh Trần Thu Nam đã thành công trong kế hoạch khổ nhục kế. Đau một chút, nhưng bù lại anh nổi tiếng và chính quyền một phen lúng túng.

Trên trang FB của mình, LS Trần Thu Nam thông báo 200 luật sư sẽ tuần hành tại Hà Nội, có mời anh Nam tham gia theo lộ trình đến Bộ Tư Pháp, Viện KSND Tối Cao, Công An TP Hà Nội để đòi hỏi hai việc:

1. Nộp văn bản yêu cầu bỏ quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi trong tố tụng hình sự và dân sự.

2. Đề nghị Công an Hà Nội khởi tố vụ án và làm sáng tỏ một số tình tiết liên quan đến các đối tượng hành hung hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân trong khi đi tác nghiệp tại Chương Mỹ vào chiều ngày 03/11/2015.

Thông báo nói trên quy định khi đi tuần hành, các Luật sư mặc vest đen, sơ mi trắng và đeo caravat cũng như phù hiệu của Liên đoàn luật sư. Thời gian và địa điểm xuất phát sẽ thông báo công khai để phóng viên và những người quan tâm được biết.

Như vậy, lần đầu tiên một cuộc biểu tình do các luật sư khởi xướng được công khai trên mạng xã hội có thể thành sự thật.

Trên thực tế quyền biểu tình của người dân đã được thể hiện trong Hiến pháp, nhưng lại chưa có Luật Biểu tình. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn về tính hợp pháp của cuộc biểu tình do các luật sư khởi xướng.

Các luật sư đã tỏ ra khá khôn ngoan khi tránh dùng chữ “Biểu tình” mà dùng từ “Tuần hành” để lách luật. Về bản chất, đó là cuộc biểu tình phản đối các cơ quan pháp luật. 

Tuần hành nếu có yêu sách thì đó là Biểu tình.

Tất nhiên, việc tuần hành của các LS sẽ phải tuân thủ luật pháp, nhất là khi cuộc tuần hành này chỉ có thành phần là các luật sư.

Nói rõ là người viết entry này ủng hộ việc xây dựng luật biểu tình càng sớm các tốt, và lời tuyên bố của các luật sư cũng là một sức ép cho việc xây dựng và ban hành Luật Biểu tình.


Về tính hợp pháp của việc Tuần hành: Ngày 18/3/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2005/NĐ-CP quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

Theo Điều 7 của nghị định này, việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký (quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức). 

Bản đăng ký phải có các nội dung cơ bản:

1. Họ tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký; 

2. Tên, trụ sở và các thông tin khác của tổ chức đăng ký; 

3. Nội dung, mục đích việc tập trung đông người; 

4. Ngày, giờ diễn ra hoạt động, thời gian kết thúc; 

5. Địa điểm tập trung, đường đi, sơ đồ lộ trình sẽ đi qua; 

6. Tên của các tổ chức dự kiến tham gia và họ tên, tuổi, địa chỉ của người đại diện cho tổ chức đó;

7. Số người dự kiến tham gia; cờ, ảnh, phương tiện mang theo, nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu (nếu có); 

8. Cam kết thực hiện đúng nội dung, phạm vi hoạt động đã đăng ký và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng. 

Cũng theo Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người. Chủ tịch UBND đã cho phép hoặc chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp có quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc tập trung đông người khi xét thấy các hoạt động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc vi phạm nội dung đã cho phép… 

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 38/2005/NĐ-CP, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng gồm: 

1. Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; 

2. Phân luồng giao thông, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực nhất định; 

3. Khi xảy ra tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng thì tùy theo tình hình cụ thể, cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau để ổn định tình hình, bảo đảm trật tự công cộng và xử lý người vi phạm: a) Thuyết phục, yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng và chấm dứt ngay hành vi vi phạm; b) Đặt rào cản, chốt giữ các nút giao thông; c) Tạm đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông; d) Kiểm tra giấy tờ tùy thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật; đ) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm rời khỏi địa điểm tập trung đông người trái pháp luật; e) Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng; g) Trưng dụng tạm thời phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các biện pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự công cộng; h) Các biện pháp khác do pháp luật quy định 

Chiểu theo quy định này, liệu các luật sư có xin phép và cam kết? kể cả việc không để đoàn tuần hành bị lợi dụng chống chính quyền?


Tôi 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *