Những trung tâm bảo trợ xã hội như tôi biết…

Người xem: 188

Những trung tâm bảo trợ xã hội như tôi biết…
Tại Thụy Sĩ, nơi tôi đang định cư, tất cả các dạng khuyết tật đều được nhà nước trợ cấp, riêng tiêu chuẩn trợ cấp cho bệnh nhân tâm thần nặng tại các trung tâm bảo trợ của nhà nước có khi lên tới hàng chục ngàn CHF(trên 200 triệu VND) mỗi tháng, tức tương đương thu nhập của một kỹ sư bằng cấp loại khá.
 
Những nhân viên công tác tại đây đều phải đáp ứng được yêu cầu chuyên môn bằng cấp khá khắt khe, và có sự tận tâm tuyệt đối với các bệnh nhân. Tuy vậy, cũng không vì thế mà thiếu những hình ảnh nhếch nhác, thương tâm do đặc thù của căn bệnh quái ác này.
 
Tất cả các trung tâm này đều có quy định rất chặt chẽ trong việc quản lý hình ảnh của bệnh nhân đối với nhân viên và khách tới thăm, đề phòng hình ảnh bệnh nhân có thể bị lợi dụng sử dụng cho các mục đích xấu, hoặc gây sự hiểu lầm ảnh hưởng tới công việc chuyên môn…
 
Việt Nam thì khác, các bệnh viện tâm thần trực thuộc Bộ Y tế chuyên điều trị các bệnh nhân tâm thần có gia đình, còn các trung tâm xã hội bảo trợ bệnh nhân tâm thần (gọi tắt: trung tâm) trực thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội lại chuyên trách các bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận. Công việc viết báo khi còn ở Việt Nam đã cho tôi nhiều trải nghiệm tại các trung tâm này.
 
Hình như mục đích phải tìm ra bằng được một thủ phạm gánh trách nhiệm cho những hình ảnh thương tâm đó đã làm cho các nhà báo và chính chị Đàm Lan Anh quên mất một nguyên tắc tối thiểu: Cho tới lúc này, chưa từng có tiền lệ ở bất cứ nơi nào trên thế giới người tâm thần được mời làm chứng cho một sự việc, đừng nói tới trả lời phỏng vấn truyền hình về một sự việc đang được cơ quan chuyên trách điều tra.
 
Chúng tôi vẫn “bình bầu” vui rằng trung tâm là cơ quan nghèo nhất trong một sở nghèo nhất, còn sếp các trung tâm dù chức danh nghe cũng kêu như ai, nhưng lại giống phận “ăn mày” hơn khi hễ gặp là nỉ non: “Kiếm giùm anh chút tài trợ cho hóa chất tẩy rửa đi, tiền ngân sách cho không đủ”, hay nhờ kiếm giùm nhóm từ thiện cuối tuần ghé lên nấu một bữa ngon cải thiện cho bệnh nhân…
 
Hàng chục lần qua lại các trung tâm, chưa lần nào tôi cầm nổi nước mắt cho các phận đời bi kịch của bệnh nhân, và càng thông cảm hơn cho công việc của các nhân viên, lãnh đạo nơi này. Dễ hiểu vì sao sau khi vài bức hình thương tâm của các bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An được đưa lên facebook và lan tỏa trên các phương tiện truyền thông, lập tức cả xã hội đều sôi lên phẫn nộ khiến cơ quan điều tra cũng phải nhanh chóng nhập cuộc.
 
Tuy nhiên, những động thái của một số cơ quan truyền thông và cá nhân người đưa sự việc ồn ào này trên mạng xã hội đã khiến cho tôi không khỏi đặt ra những dấu hỏi.
 
Theo một tờ báo dẫn lời chị Đàm Lan Anh, người đăng hình và đưa vụ “ăn chặn” tiền của người bệnh tâm thần lên Facebook, thì manh mối để chị phát hiện ra vụ việc là qua thông tin từ những bệnh nhân tâm thần mà chị có dịp tiếp xúc.
 
Mới đây nhất, khi trả lời phỏng vấn trên báo Thanh Niên, chị Đàm Lan Anh cũng lần nữa khẳng định về nguồn tin của mình là những bệnh nhân tâm thần.
 
Trong một phóng sự trên đài truyền hình địa phương, một người tâm thần đã được mời phỏng vấn.
 
Hình như mục đích phải tìm ra bằng được một thủ phạm gánh trách nhiệm cho những hình ảnh thương tâm đó đã làm cho các nhà báo và chính chị Đàm Lan Anh quên mất một nguyên tắc tối thiểu: Cho tới lúc này, chưa từng có tiền lệ ở bất cứ nơi nào trên thế giới người tâm thần được mời làm chứng cho một sự việc, đừng nói tới trả lời phỏng vấn truyền hình về một sự việc đang được cơ quan chuyên trách điều tra.
 
Cũng không phải tự nhiên mà bệnh nhân tâm thần được pháp luật miễn trừ cho ngay cả trách nhiệm hình sự.
 
Trong lúc cơ quan điều tra chỉ mới đưa ra kết luận có sai phạm trong thu chi quản lý, chưa hề có kết luận có hay không việc tư túi, các khoản sai phạm thất thoát từ các nguồn chi nào… thì chị Đàm Lan Anh đã không ngần ngại khẳng định thay cơ quan điều tra rất nhiều lần trên facebook cá nhân rằng số tiền lớn đó đã bị giám đốc Phú “ăn chặn”, bớt xén từ những bữa ăn vốn dĩ đã quá đạm bạc của bệnh nhân. Rất nhiều tờ báo và cư dân mạng cũng ào ào chia sẻ những thông tin này.
 
Khi những hình ảnh tư gia nghèo nàn của giám đốc Phú được chia sẻ, chị Đàm Lan Anh lập tức thông tin trên facebook cá nhân rằng ông Phú còn rất nhiều tài sản cất giấu cũng như xây nhà trị giá nhiều tỷ cho bố mẹ.
 
Hầu hết các phát ngôn trên của chị Đàm Lan Anh đã được chủ nhân lặng lẽ xóa khỏi facebook sau khi có những lời yêu cầu đối chứng của một số người. Tuy nhiên, nó đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra dư luận bất lợi cho giám đốc Phú giữa tâm điểm sự ồn ào. Thậm chí, không ít báo chí còn mặc nhiên coi thông tin của Đàm Lan Anh đưa ra là nguồn tin đáng tin cậy. Động từ “ăn chặn” thay cho “chi sai nguyên tắc” vốn dĩ rất khác nhau về tính chất lẫn mức độ đang được báo chí sử dụng triệt để.
 
Chị Đàm Lan Anh còn cho biết phải lo lót hàng trăm triệu đồng mới có một chân làm việc trong trung tâm của ông Phú. Đây là một thông tin khiến tôi thật sự ngạc nhiên, vì trước đây chỉ nghe các sếp và nhân viên than thở về nỗi lo thiếu nhân lực trầm trọng khi chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế tâm thần quá thấp, trong khi công việc lại quá khó khăn áp lực, vậy không lẽ tại Nghệ An lại tồn tại quy luật ngược đời?
 
Hầu hết các phát ngôn trên của chị Đàm Lan Anh đã được chủ nhân lặng lẽ xóa khỏi facebook sau khi có những lời yêu cầu đối chứng của một số người. Tuy nhiên, nó đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra dư luận bất lợi cho giám đốc Phú giữa tâm điểm sự ồn ào. Thậm chí, không ít báo chí còn mặc nhiên coi thông tin của Đàm Lan Anh đưa ra là nguồn tin đáng tin cậy. Động từ “ăn chặn” thay cho “chi sai nguyên tắc” vốn dĩ rất khác nhau về tính chất lẫn mức độ đang được báo chí sử dụng triệt để.
 
Tôi đã được chia sẻ hàng trăm câu chuyện của các lãnh đạo trung tâm bảo trợ xã hội khi các anh phải vá chỗ này, víu chỗ kia… nhằm trợ giúp tiền tàu xe đi về cho một gia đình nghèo lặn lội từ vùng xa tìm tới thăm con, hay trả công cho một nhóm cư dân địa phương suốt 3 ngày lùng sục trong rừng cao su tìm kiếm một bệnh nhân trốn trại… Trên nguyên tắc, đó là những khoản chi gây thất thoát vì không nằm trong quy định. Về lý là hoàn toàn sai, nhưng về tình thì không thể bỏ. Tuy nhiên, luật pháp luôn phải dựa trên nền tảng duy lý, không thể biện hộ bằng chữ tình, nên tình ngay lý gian xưa nay không hề là việc hiếm.
 
Ông Phú có oan không, điều đó có lẽ bản thân ông tự biết. Vụ việc đã được chuyển giao cho cơ quan công an điều tra, sai phạm tới đâu pháp luật sẽ xử tới đó. Tuy nhiên, danh dự và sự nghiệp vài chục năm gây dựng của một con người đã mau mắn bị kết án bởi các “thẩm phán mạng”.
 
Nguồn: Hương Vũ
 
Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người từng làm báo, đang sống tại Neuchâtel, Thụy Sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *