Khoai@
Anh Nguyễn Thành Long là SV K56 của trường ĐH GTVT đã bị kỷ luật do bày tỏ quan điểm của mình trong group thông tin của trung tâm hợp tác quốc tế IRED. Thực hư thế nào chưa biết, nhưng nếu là thật thì việc kỷ luật anh SV này có vẻ đã đi quá giới hạn.
Vụ khủng bố đẫm máu tại Paris ngày 13/11/2015 làm 150 người chết là cả thế giới sôi sục, ông Mai Hải Đăng là GĐ trung tâm IRED đã kêu gọi SV phủ cờ tam tài lên avatar của mình để chia buồn với nước Pháp. Anh SV Nguyễn Thành Long đã vào Group của trung tâm IRED bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, rằng nước Pháp bị vụ khủng bố ngày 13/11/2015 là do tạp chí Charlie Hebdo của pháp đã vẽ những bức tranh biếm họa xúc phạm đến Hồi Giáo nên hậu quả lần này là do những giọt nước làm tràn ly. Anh cũng tuyên bố: “Nope. what is a result for stupidity that have to happen”, tạm dịch là: Không, hậu quả cho sự ngu dốt là những gì đã xảy ra.
Với những bình luận trên, TS Mai Hải Đăng kết luận: (1) việc bình luận đó là phát ngôn bừa bãi, tuyên truyền cho khủng bố và đó là “tư tưởng cực đoan nguy hiểm”; (2) cách xưng hô “anh” và “tôi” của SV Nguyễn Thành Long đối với mình là trái quy tắc đạo đức trong ứng xử, là “mất dạy”. Hậu quả, Nguyễn Thành Long bị mời lên làm việc, và bị đề nghị kỉ luật.
Tôi nghĩ ta không thiếu cách bày tỏ sự tiếc thương những người đã bị giết bởi bàn tay của bọn khủng bố. Phủ avata cờ Pháp cũng chỉ là một cách, tuy nhiên người treo cờ pháp để bày tỏ sự ủng hộ nước pháp và sẻ chia nỗi đau chưa chắc đã hiểu rõ vấn đề. Mặt khác, đối với sinh viên việc phủ cờ Pháp không phải là bắt buộc và hoàn toàn không vi phạm pháp luật hay bất cứ quy định nào của trường Đại học. Tôi cũng hoàn toàn không tìm thấy bất cứ tình tiết nào để có thể quy kết anh SV kia tuyên truyền cho khủng bố hay có “tư tưởng cực đoan nguy hiểm”, ngược lại tôi cho rằng anh SV này bình luận rất trách nhiệm, thậm chí trách nhiệm hơn cả ông TS Mai Hải Đăng. Cách xưng hô “anh-tôi” là cách xưng hô bình đẳng trong tranh luận và hoàn toàn không thể đánh giá anh Long vi phạm quy tắc đạo đức trong ứng xử được. Và tôi cũng cho rằng, việc GĐ của một trung tâm gọi sinh viên lên để kiểm điểm là sai quy chế của trường đại học.
Chuyện phủ cờ Pháp lên avata FB là quyền của mỗi người và tôi cũng như anh sv Nguyễn Thành Long hoàn toàn có lý khi chọn cách khác để sẻ chia nỗi đau với người dân Pháp. Ngay sau đây là cách nhìn của một nhà báo về sự kiện đau thương này.
Người dân Pháp vô tội và nước Pháp dân chủ là hai mệnh đề mâu thuẫn không thể cùng đúng.
Nếu nước Pháp có dân chủ, nghĩa là những quyết định của chính phủ nếu muốn thực thi phải nhận được sự đồng tình, ủng hộ (gián tiếp, trực tiếp của người dân). Chính phủ Pháp đã góp phần tạo nên một Trung Đông bất ổn và hàng trăm ngàn cái chết nơi đây. Người dân Pháp đã đồng tình với những hoạt động quân sự đó, họ không hoàn toàn vô tội.
Mình tin người dân, đa phần yêu hòa bình và lương thiện, nhưng đéo tin thứ dân chủ xàm lòn mà bọn Mỹ Âu cố áp đặt để phá nhiễu nước khác.
Nói những thứ như vậy, người ta cho là tủn mủn, tranh cãi về việc treo avatar người ta cho là nhỏ nhen, lý tính một chút người ta bảo vô cảm.
Nhưng thứ lớn hơn là gì, là khi nhân loại vẫn bị dắt mũi bởi truyền thông và những Bá Kiến của thế giới, thì chứng đó vẫn còn bi kịch xảy ra. Đéo phải tiêu diệt IS thì nỗi sợ hãi sẽ tan biến đâu, vì IS vốn sinh ra sau Al Queda, và sau IS dĩ nhiên sẽ có tổ chức khác. Gió còn thổi thì lá còn bay, lửa còn hồng thì khói còn bốc, hết thế đéo nào được.
Chỉ khi hết ngu mới hết bi kịch.
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật