Chị Màu
Về việc một nhà báo vừa bị kỷ luật vì báng nhạo, xuyên tạc Cách mạng tháng Tám.
Tình trạng một số nhà báo chính thống nhiễm “văn hóa facebook” đã khá phổ biến gần đây. Không hẳn lỗi ở cá nhân số nhà báo này vì tư duy và góc nhìn các sự kiện lịch sử hay hiện tượng xã hội ở mỗi người rất khác nhau. Chỉ xin nhắc lại, đó chính là do khâu tuyển phóng viên ẩu của các Tổng biên tập và chỉ tiêu đào tạo của ngành Báo chí.
Xa hơn nữa là cơ chế Giáo dục còn rối loạn, chưa dám cải cách một cách toàn diện, mạnh dạn…còn nhiều khiên cưỡng và bất cập ở nhiều khâu, nhiều công đoạn, trong đó có nguyên nhân và phương pháp dạy môn lịch sử trong nhà trường.
Cũng không phải cứ có đội ngũ phóng viên “hùng hậu” là sẽ có tác dụng cải thiện được xã hội và “dân chủ hóa báo chí” một cách hiệu quả.
Để xây dựng đất nước không chỉ có năng lực chuyên môn về khoa học kỹ thuật mà còn rất cần cả kiến thức tổng hợp về văn hóa xã hội và tư duy chính trị. Có thể lý giải vì sao GS Ngô Bảo Châu rất giỏi Toán nhưng khi phản biện về tượng đài Sơn La lại chỉ thốt lên được câu: “bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh” gây sock trên mạng xã hội mà vẫn được không ít người tung hô, ca ngợi?
Tôi chỉ là một công dân hạng 3 bình thường, không đủ tầm để viết ra một đề cương cải cách trong ngành giáo dục, đó là việc của các chuyên gia.
Việc Chính phủ vừa ra quyết định kỷ luật “nhà báo” Đỗ Hùng của tờ Thanh Niên online là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết nhưng, xử lý bằng cách này cũng không thể diệt được hết những con sâu trong làng Báo chí. Vì họ chỉ dám “thể hiện chính kiến” trên facebook cá nhân chứ không dám viết công khai trên báo web. Và cũng không phải duy nhất chỉ có Đỗ Hùng !
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật