NHÀ BÁO VÀ THÓI HÁO DANH

Người xem: 196

Khoai@


Tất cả là do thói háo danh mà ra.


Chuyện nhà báo Lê Phương Dung, công tác tại Tạp chí Công Thương, bị thu hồi thẻ nhà báo do chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ là một ví dụ.


Hôm 12/9/15, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho bà Lê Phương Dung công tác tại Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Công Thương. TBT Tạp chí Công Thương có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo số ITT 02914 của bà Lê Phương Dung nộp về Bộ TT-TT (qua Cục Báo chí). 


Vấn đề mấu chốt xuất phát từ việc nhà báo Lê Phương Dung khai man rằng mình đã đã tốt nghiệp Khoa tiếng Nga – Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (niên khóa 1977-1982), nhưng trên thực tế là không có chuyện này. 


Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội trả lời tại văn bản 980/ĐHNN-ĐT ngày 1-10-2014, trong đó nêu rõ: “Bà Lê Phương Dung không có thông tin trong khóa học 1977-1982; không có tên trong sổ cấp bằng cho sinh viên tại Trường”. 


Bộ Công an cũng xác định theo yêu cầu của Bộ Công thương rằng: “Bà Lê Phương Dung không có tên trong danh sách tốt nghiệp cấp III (hệ 10/10) của Trường Phổ thông cấp III Long Châu Sa, Việt Trì, Phú Thọ, khóa 1974-1976 và không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp Khoa tiếng Nga, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, giai đoạn 1977-1982“.


Như vậy là đã rõ, bà Lê Phương Dung đã khai man.


Tương tự như nhà báo Lê Phương Dung, ngày 28/8/15, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đã ký quyết định về việc thu hồi thẻ nhà báo đã cấp cho ông Nguyễn Hồng Lực, công tác tại Tạp chí Công Thương do ông Lực chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ.


Đọc bài “Nhà báo Lê Phương Dung chỉ tình yêu ở lại” của nhà báo Khúc Thị Nga, đăng trên Tạp chí Nhà báo Thủ Đô, xuân Quý Tỵ, tôi biết mặc dù còn cảm tính và nhiều chỗ hơi quá khi viết về nhà báo Lê Phương Dung, nhưng tôi hiểu chị Lê Phương Dung là người có tấm lòng thảo thơm, đặc biệt là đối với những người nghèo. Những cống hiến của chị cho người nghèo, trẻ em khó khăn là vô cùng lớn và không phải ai cũng có thể làm được.


Nhưng thật tiếc, chỉ vì háo danh mà đến nông nỗi này.


Vì háo danh mà “cô sinh viên Phương Dung có hai bằng ngoại ngữ và kinh tế, phải đi rửa bát thuê cho các quán ăn để tự nuôi thân và phụ giúp cho mẹ đẻ nuôi các em ăn học..” (trích trong bài của nhà báo Khúc Thị Nga) đã không có bất cứ tấm bằng đại học nào cả, thậm chí, bằng tốt nghiệp lớp 10/10 cũng không nốt!


Sự thật đắng cay là, chị Lê Phương Dung có thể là nhà báo có nhiều phẩm chất cao quý, nhưng nếu không vượt qua được thói háo danh, mọi thứ mà trước đây thuộc về chị sẽ biến mất trong nỗi tủi hổ.


Còn nhà báo nào không vượt qua được thói háo danh nữa không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *