Ong Bắp Cày
Phải công nhận rằng, các bạn rất nhanh, gần như ngay và luôn sau khi VTV tường thuật trực tiếp cảnh TBT Nguyễn Phú Trọng đặt chân tới sân bay quân sự Andrew trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của TT Obama hôm 6/7/215, các bạn đã có ngay những stt rất nóng.
Nhưng tiếc rằng, thay vì quan tâm tới kết quả của chuyến thăm lịch sử và thay vì tự hào dân tộc, các bạn đã quan tâm đến những chuyện cỏn con, và la toáng lên khi cảnh chiếu trên tivi không thấy có thảm đỏ.
Có bạn còn khơi mào cho kiểu comment bầy đàn để định hướng dư luận, kiểu như: Ôi, sao thảm thế, và không giống như những lời báo chí đưa tin rằng nước Mỹ sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với nghi thức cấp cao nhất (lời đại sứ Mỹ Ted Osius). Có bạn lại gào lên, sao nói nước Mỹ sẽ trải thảm đỏ đón TBT cơ mà?
Việc các bạn rống lên như thế cũng là chuyện bình thường, thể hiện trạng thái tâm lý của các bạn. Đó là tâm lý nhược tiểu, luôn luôn sợ người khác (ở đây là Mỹ) không coi trọng mình.
Những bạn đọc thông thái sẽ hiểu ngay, khi báo chí đưa tin nước Mỹ sẽ trải thảm đỏ đón TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ hiểu ngay rằng, đó là cách nói thể hiện sự tôn trọng ở mức độ cao trong việc đón tiếp TBT (nghĩa bóng) và nó có lẽ sẽ không hoàn toàn đồng nhất với việc TBT đi đến đâu sẽ có cái thảm màu đỏ lót đường tới đó (nghĩa đen). Điều này sẽ được thể hiện ở người đón tiếp, nơi đón tiếp, nội dung cần bàn thảo cùng các nghi thức được quy định của mỗi quốc gia.
Bạn nào đó hiểu rằng, báo chí ta và ông đại sứ Mỹ đã nói như thế để đòi hỏi, mong chờ một chiếc thảm đỏ từ chân cầu thang cùng TT Obama và những quan chức cấp cao của Mỹ sẽ ra tận cầu thang máy bay để đón TBT, và chỉ chăm chăm soi vào đó xem đúng hay sai thì nên nghĩ lại.
Chị hoàn toàn đồng ý với blogger Mõ Làng khi viết: “Một quốc gia không thể đòi hỏi quốc gia còn lại tiếp đãi mình như thế nào? Và cũng xin nhớ rằng, luôn có phần trăm cho sự ngoại lệ. Nghi thức ngoại giao do con người nghĩ ra, sắp đặt nên thì tại sao con người không thêm một lần nữa làm thay đổi chính nó? Đó cũng là lí do để cho thấy, người Mỹ luôn có một sự linh hoạt trong cách thực hiện các nghi lễ ngoại giao. Vì vậy, hãy xem đó chỉ là một thứ hình thức đơn thuần mà việc thiếu hoặc có nó đi nữa thì không ảnh hưởng quá nhiều kết quả của chuyến viếng thăm!“, và theo chị,như đã nói ở entry trước: Nhập gia tùy tục.
Thực ra, TBT Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu của một đảng mà không giữ một chức vụ nhà nước nào, nên đã gây khó dễ cho việc chuẩn bị nghi thức “đón tiếp có tính chất ngoại giao” cho phía Hoa Kỳ”. Thực tế cũng chỉ ra, nước bạn đón tiếp tại sân bay như thế nào không phải là điều cốt yếu của vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất là kết quả của chuyến thăm.
Với trường hợp này, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “đón tiếp một Nguyên thủ theo quy ước của thể chế chính trị Việt Nam, nhưng lại không hợp hiến để tổ chức đón tiếp TBT theo nghi lễ ngoại giao giành cho Nguyên thủ QG theo quy ước của thể chế Hoa Kỳ. Trong tình thế oái oăm này họ vẫn nghĩ cách để thể hiện sự trân trọng của mình. Bức ảnh (trên cùng của bài viết cho thấy thảm đỏ có được chuẩn bị theo cách tôi đã nói. Vậy là họ rất thiện chí và rất có tình. Nên hiểu cho đúng việc này, đừng nông cạn cho là người Mỹ không tôn trọng Việt Nam“. Vậy nên, đừng sợ rằng Hoa Kỳ không tôn trọng ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
Đón tiếp long trọng tại sân bay với thảm đỏ, hàng danh dự, quan chức cấp cao như Trung Quốc đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 7/4/2015 vừa qua cũng chưa thể nói là “thành công“. Bởi nếu “thành công” thì họ đã không có những hành động vừa lưu manh, vừa hung hăng trong việc xâm lược biển đảo của chúng ta.
Với trường hợp này, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “đón tiếp một Nguyên thủ theo quy ước của thể chế chính trị Việt Nam, nhưng lại không hợp hiến để tổ chức đón tiếp TBT theo nghi lễ ngoại giao giành cho Nguyên thủ QG theo quy ước của thể chế Hoa Kỳ. Trong tình thế oái oăm này họ vẫn nghĩ cách để thể hiện sự trân trọng của mình. Bức ảnh (trên cùng của bài viết cho thấy thảm đỏ có được chuẩn bị theo cách tôi đã nói. Vậy là họ rất thiện chí và rất có tình. Nên hiểu cho đúng việc này, đừng nông cạn cho là người Mỹ không tôn trọng Việt Nam“. Vậy nên, đừng sợ rằng Hoa Kỳ không tôn trọng ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
Đón tiếp long trọng tại sân bay với thảm đỏ, hàng danh dự, quan chức cấp cao như Trung Quốc đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 7/4/2015 vừa qua cũng chưa thể nói là “thành công“. Bởi nếu “thành công” thì họ đã không có những hành động vừa lưu manh, vừa hung hăng trong việc xâm lược biển đảo của chúng ta.
FBer Hà Văn Vinh cũng có stt rất hay: “Các bạn cứ gào lên về chuyện thảm đỏ và nhân sự trong nghi lễ tiếp đón của Mỹ dành cho bác Trọng ở sân bay. Thật kỳ quặc.
Nếu sự đón tiếp đó sơ sài, hãy đánh giá chủ nhà. Anh ngỏ lời mời, và người ta từ xa đến mà anh không đàng hoàng chu đáo, thì anh chỉ là kẻ nhố nhăng kém cỏi, chỉ là trẻ trâu trong giao tiếp.
Hãy nhìn vào bức ảnh. Dù sự đón tiếp và kết quả có thế nào, tôi vẫn thấy bác Trọng chững chạc hơn Obama. Bác Trọng cũng trắng trẻo hơn Obama nữa.”.
Nhìn lại lịch sử, trong thời gian Mỹ mưu toan xâm lược Việt Nam, ai cũng biết “Việt Nam Cộng Hòa” quan trọng như thế nào đối với họ, tuy nhiên, trong chuyến thăm chính thức của Nguyễn Văn Thiệu tới Mỹ, đã không hề có chiếc thảm đỏ nào được trải ra. Xem thêm video để thấy:
Video trên cũng cho thấy chi tiết TT Mỹ Rigan tới tận cầu máy bay đón Thiệu – phải chăng đó mới là “tấm thảm đỏ” theo nghĩa bóng và điều này xem chừng lại quan trọng gấp nhiều lần “tấm thảm đỏ” theo nghĩa đen kia. Vì vậy, đừng quá quan trọng chuyện có thảm hay không có thảm, nó cũng không quá xứng đáng phải tốn nhiều bút mực đến thế? Mọi thứ sẽ xảy ra, chỉ cần con người muốn! (Mõ Làng).
Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cũng có stt liên quan, khẳng định: “Có trải tấm thảm đỏ đón TBT, nhưng không có nghi lễ ngoại giao trên thảm đỏ“. Ông nói, đã xem lại clip truyền hình trực tiếp VTV quay tại sân bay thì “thấy có thảm đỏ ngắn nối tiếp từ cầu thang máy bay. Trên đoạn thảm đỏ đó TBT đứng bắt tay đại diện Chính phủ Mỹ và những người chào đón. Sau đó thì TBT và phái đoàn đi tiếp trên sân bay không có thảm đỏ kéo dài và không có hàng rào danh dự“. Dưới góc nhìn của một đạo diễn, ông Tuấn cho rằng, những tấm ảnh có hình TBT bắt tay đại diện CP Mỹ và những người ra đón trên thảm đỏ được chụp ở khu vực cửa máy bay nơi có trải thảm đỏ hoàn toàn không phải photoshop, và khi đoàn của TBT đi khỏi thảm đỏ thì trong ảnh rộng, ta không thấy thảm nữa. Đạo diễn Tuấn phán đoán: “Có vẻ như các nhân viên sân bay đã cuốn tấm thảm cất đi ngay sau khi các nghi lễ đón tiếp giản dị và ngắn gọn trên thảm đỏ đã xong“.
Điều quan trọng, ông Tuấn khẳng định trong phần Kết luận: “Không có Nghi lễ thảm đỏ, cũng không có chuyện vẽ thêm thảm đỏ bằng photoshop. Các tranh cãi chỉ là do lẫn lộn giữa NGHI LỄ THẢM ĐỎ và việc CÓ TRẢI MỘT TẤM THẢM ĐỎ tiếp dưới chân cầu thang máy bay cho việc đón tiếp phái đoàn có màu trang trọng. Trong bài viết ngày 5/7, hãng tin AP giật tiêu đề “Mỹ trải sẵn thảm đỏ để đón nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản” là tác giả dùng hình tượng ẩn dụ để nói về sự tôn trọng và chờ đón của Hoa Kỳ.“.
Có lẽ, câu chuyện chiếc thảm đến đây chấm dứt.
Đọc tin của báo chí, xem các video clip, theo dõi thái độ, phong cách ứng xử, tự tin (hơn hẳn Obama) của TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn bạn nào đã nói “Thảm thế” sẽ phải nghĩ lại.
Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cũng có stt liên quan, khẳng định: “Có trải tấm thảm đỏ đón TBT, nhưng không có nghi lễ ngoại giao trên thảm đỏ“. Ông nói, đã xem lại clip truyền hình trực tiếp VTV quay tại sân bay thì “thấy có thảm đỏ ngắn nối tiếp từ cầu thang máy bay. Trên đoạn thảm đỏ đó TBT đứng bắt tay đại diện Chính phủ Mỹ và những người chào đón. Sau đó thì TBT và phái đoàn đi tiếp trên sân bay không có thảm đỏ kéo dài và không có hàng rào danh dự“. Dưới góc nhìn của một đạo diễn, ông Tuấn cho rằng, những tấm ảnh có hình TBT bắt tay đại diện CP Mỹ và những người ra đón trên thảm đỏ được chụp ở khu vực cửa máy bay nơi có trải thảm đỏ hoàn toàn không phải photoshop, và khi đoàn của TBT đi khỏi thảm đỏ thì trong ảnh rộng, ta không thấy thảm nữa. Đạo diễn Tuấn phán đoán: “Có vẻ như các nhân viên sân bay đã cuốn tấm thảm cất đi ngay sau khi các nghi lễ đón tiếp giản dị và ngắn gọn trên thảm đỏ đã xong“.
Điều quan trọng, ông Tuấn khẳng định trong phần Kết luận: “Không có Nghi lễ thảm đỏ, cũng không có chuyện vẽ thêm thảm đỏ bằng photoshop. Các tranh cãi chỉ là do lẫn lộn giữa NGHI LỄ THẢM ĐỎ và việc CÓ TRẢI MỘT TẤM THẢM ĐỎ tiếp dưới chân cầu thang máy bay cho việc đón tiếp phái đoàn có màu trang trọng. Trong bài viết ngày 5/7, hãng tin AP giật tiêu đề “Mỹ trải sẵn thảm đỏ để đón nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản” là tác giả dùng hình tượng ẩn dụ để nói về sự tôn trọng và chờ đón của Hoa Kỳ.“.
Có lẽ, câu chuyện chiếc thảm đến đây chấm dứt.
Đọc tin của báo chí, xem các video clip, theo dõi thái độ, phong cách ứng xử, tự tin (hơn hẳn Obama) của TBT Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn bạn nào đã nói “Thảm thế” sẽ phải nghĩ lại.
Tin cùng chuyên mục:
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia