“Đó là tư duy bệnh hoạn của một phóng viên chứ không phải của một nhà báo chân chính“. Tôi đang nói đến bạn Trần Nhật Minh, người đã làm ra bài báo có tựa: “Sao chỉ truy đuổi dân nghèo bán rong thấp cổ bé họng?“, được Tuần Việt Nam đăng tải. Link dưới:
Bài báo có nội dung lên án công an “truy đuổi” những người dân nghèo khó lên thành thị kiếm sống bằng gánh hàng rong dưới lòng đường và trên vỉa hè. Nhưng bản chất, là muốn mượn những hình ảnh đó để cổ súy cho lối làm ăn tùy tiện, vô luân vô pháp, phá vỡ trật tự đô thị và đi xa hơn, thông qua việc vu cáo, bịa đặt về công an, anh ta muốn đả phá chính quyền.
Nói cho rõ, người dân không vi phạm trật tự đô thị, thì đố ai dám giằng, giật, thu, gom… gánh tài sản ít ỏi của họ.
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý bán hàng rong trên địa bàn thành phố.
Văn bản này quy định cấm người bán hàng rong được bán các loại hàng hóa như: (a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính Phủ; (b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh.
Về phạm vi, khu vực kinh doanh: văn bản này cấm người bán hàng rong kinh doanh ở những nơi sau: (1) khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; (2) khu vực các cơ quan nhà nước Trung ương và Thành phố Hà Nội, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; (3) khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội; (4) khu vực thuộc cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; (5) khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; (6) khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, bao gồm cả đường bộ và đường thuỷ; (7) đường quốc lộ, lòng đường, hè phố đường đô thị, đường huyện, đường trong các khu tập thể chỉ dùng cho mục đích giao thông; (8) khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải nhiều bụi, chất độc hại dễ lây nhiễm bệnh, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác”.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho cả cộng đồng, người bán hàng rong phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các quy định về nếp sống văn minh, vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai và giao thông vận tải; phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hoá ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp; phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; khai báo với Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Thực tế, những người bán hàng rong trên địa bàn TP Hà Nội khó có thể đáp ứng được những quy định của UBND thành phố.
Ai cũng biết, những người bán hàng rong vất vả như thế nào, nhưng những gì đập vào mắt chúng ta hàng ngày đã cho thấy, đa số họ buôn bán trên vỉa hè, dưới lòng đường những món hàng không rõ xuất xứ, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. Những hành vi tùy tiện của họ làm mất mỹ quan, vệ sinh đô thị; cản trở giao thông trên vỉa hè và ngay cả dưới lòng đường, ấy là chưa kể đến nạn lừa đảo, đeo bám khách du lịch…Và vì điều này, các lực lượng chức năng, trong đó có công an phường phải ra tay là điều dễ hiểu và đáng hoan nghênh.
Bạn PV không nên vì tư thù cá nhân mà chê trách lực lượng công an khi họ cực chẳng đã phải làm những việc như vậy. Ngược lại, chính bạn mới là kẻ đáng chê trách vì cổ súy cho việc làm sai của những người bán rong, trong khi đó lại lên án hành vi thực thi nghiêm chỉnh luật pháp của lực lượng công an phường.
Bạn Trần Nhật Minh có biết hàng năm có bao nhiêu người phải nhập viện vì tai nạn giao thông do những người bán hàng rong gây ra hay không? Có bao nhiêu người, bao gồm cả trẻ em bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng đồ ăn của những người bán hàng rong hay không? Bạn có biết khách du lịch nói như thế nào với những người chuẩn bị tới Việt Nam về tình trạng đeo bám khách du lịch không? Nếu không biết, hãy hỏi cơ quan thống kê để rõ.
Thực ra, điều đáng buồn là bạn PV Trần Nhật Minh lại làm ở VOV, cơ quan của Đài tiếng nói Việt Nam, một nơi mà mọi người vẫn nghĩ là tập trung những tinh hoa của trí tuệ và bạn là trường hợp lạc lõng!
Bạn cũng rất đáng trách khi ra vẻ ta đây là vì người nghèo. Nhưng thật ra, người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống sẽ biết ngay bạn là loại đạo đức giả. Người được giáo dục tử tế không viết bài hằn học mù quáng như thế!
Cứ theo lập luận của bạn, thì người nghèo sẽ có đặc quyền bất chấp luật pháp?
Theo cách viết của bạn thì những ai xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người nghèo là đáng lên án?
Lại phải nói cho rõ, không ai cấm người nghèo lên thành phố thăm thân, du lịch hay làm ăn buôn bán. Điều quan trọng là họ phải chấp hành pháp luật và vì cộng đồng.
Người nghèo có quyền bán rau cỏ, hoa quả, hay thịt gà nhưng phải đúng nơi quy định và phải đảm bảo rằng khách hàng không bị đầu độc bởi thuốc ép chín trái cây, thuốc thúc tăng trưởng và thuốc bảo quản cả vài năm.
Người nghèo có quyền bán mía, mít hay ổi và chanh, nhưng xin đừng bán dưới lòng đường vì đó là nơi các phương tiện đang lưu thông, cũng đừng bán trên vỉa hè, vì đó là chỗ dành cho người đi bộ. Chớ nên vì tiện lợi mà làm tăng tai nạn giao thông, hoặc xả rác làm ô uế môi trường.
Xin những người bán hàng rong hãy rủ lòng thương tới những người khác, đừng vì lợi nhuận mà đeo bám, lừa đảo khách quốc tế, vì đó là danh dự, nhân phẩm của người Việt Nam. Xin hãy thương các cháu nhỏ và cụ già, vì phải tránh gánh hàng rong của các vị mà phải mạo hiểm mạng sống của mình bằng cách bước xuống lòng đường chật hẹp. Xin vì sức khỏe của các cháu học sinh và của những bệnh nhân mà đừng bán hàng rong trước trường học và bệnh viện….
Cũng tương tự như người bán hàng rong, bạn Trần Nhật Minh có thể làm báo và mang bán sản phẩm của mình trên mạng. Chỉ có điều bạn không nên rao bán đạo đức giả của mình trên báo vì sẽ không có ai mua. Bạn cũng không nên dẫm đạp lên luật pháp để phỉ báng lực lượng chấp pháp và cổ súy những hành vi vi phạm pháp luật hoặc phổ biến lối suy nghĩ biến thái lên mặt báo, đặc biệt là một tờ báo có sức ảnh hưởng rộng lớn như Tuần Việt Nam
Tin cùng chuyên mục:
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật
Đồng Nai: Khởi tố hai đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ để xuyên tạc, xâm phạm lợi ích quốc gia