Vụ Phạm Chí Dũng: GIẤY TRIỆU TẬP VÀ NHỮNG PHẢN ỨNG BẦY ĐÀN

Người xem: 126

LâmTrực@


Ông Phạm Chí Dũng (PCD) cùng các thuộc hạ của ông ở cái gọi là “Việt Nam Thời Báo” (VNTB) vừa lu loa với thiên hạ bằng cách “Tuyên bố số 6/Hội NBĐLVN phản đối Công an TP.HCM đàn áp Chủ tịch Hội NBĐLVN“. Một bài viết với tên như vậy đã được PCD cho đăng ngay trên VNTB vào hôm qua.



Sự thật có chuyện Công an TP HCM đàn áp ông PCD hay không?


Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với ông PCD để làm rõ nội các tình tiết của vụ án liên quan đến ông Nguyễn Quang Lập và một số bài viết sai sự thật của chính PCD.


Cả 3 lần nhận được giấy triệu tập, thì cả 3 lần PCD đều không hợp tác và từ chối không đến. Vì thế, lần thứ 4 ông đã bị cưỡng chế đến cơ quan điều tra (CQĐT) tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh để làm việc.


Có thể nói, việc làm của cơ quan điều tra là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Những phản ứng của PCD cùng “hội” của ông ta là phi lý, kém hiểu biết và mang tính bầy đàn.



Hãy cùng nhau tìm hiểu các quy định của pháp luật về “Giấy Triệu Tập” để thấy rõ hơn bộ mặt của các thành viên của cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”. 



Về bản chất Giấy triệu tập là một loại Giấy mời được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự, và được quy định rõ, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. 



Lưu ý: Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập.


Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là văn bản pháp luật duy nhất quy định về việc dùng giấy triệu tập mà hệ thống cơ quan tố tụng phải tuân hành.

Về thẩm quyền ký giấy triệu tập: Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự thì Điều tra viên (Điều 35), Kiểm sát viên (Điều 37), Thẩm phán (Điều 39) có thẩm quyền ký giấy triệu tập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự..

Về phạm vi nội dung làm việc khi triệu tập: (1) Điều tra viên có quyền triệu tập để hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 35); (2) Kiểm sát viên có quyền triệu tập để hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 37); (3) Thẩm phán có quyền triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà (Điều 39).

Các đối tượng bị triệu tập “Phải có mặt theo giấy triệu tập”: (1) Bị can: phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3 Điều 49); (2) Bị cáo: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (khoản 3 Điều 50); (3) Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (Điều 51); (4) Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 52); (5) Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. (khoản 3 Điều 53); (6) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình. (khoản 2 Điều 54); (7) Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4 Điều 55).

Như vậy, công dân chấp hành giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng vừa là thực hiện quyền, vừa là nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Sẽ không có chuyện đối tượng bị triệu tập đòi hỏi phải là “giấy mời” thay vì là “giấy triệu tập” theo quy định của pháp luật và cũng không đặt vấn đề là “được” hay “bị” triệu tập ở đây.

Xin ông Phạm Chí Dũng cùng những kẻ a dua bầy đàn nhớ cho kĩ điều này, pháp luật quy định, trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, viện kiểm sát triệu tập đúng luật (điều 139 – Bộ luật Tố tụng hình sự) nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của nhân chứng gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng.


Căn cứ vào những quy định đã nêu, việc CQANĐT dẫn giải ông Phạm Chí Dũng về trụ sở để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử là hoàn toàn đúng pháp luật.



Thật thất vọng khi một số kẻ tự xưng là “nhà báo” của cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” khi mà kiến thức tối thiểu về pháp luật lại không biết. Họ chỉ biết a dua, bầy đàn rồi nhắm mắt đưa bài để thỏa mãn cái tôi nhỏ bé. Rất tiếc, mỗi một bài mà họ đưa lên lại là một chứng cứ làm dày thêm những khẳng định của người dân về sự ngu dốt, hợm mình, và rõ thêm những hành vi vi phạm pháp luật của chính họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *