VĂN MIẾU VÀ VIỆN KHỔNG

Người xem: 174

LâmTrực@

Báo chí đã góp phần làm nóng lên câu chuyện xây Văn Miếu hết hơn 271 tỷ tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên FB của Trung Bảo, PV báo Lao Động viết (Trích nguyên văn): 

Ông Chu Văn An chính là học trò ngoan của Khổng Khâu. Cái miếu ở Vĩnh Phúc thờ ông An hay thờ ông Khâu thật ra không có gì khác nhau. Đều là thờ một thứ tư tưởng lạc hậu, phản động” (Hết trích).

Đọc đoạn stt của Trung Bảo tôi thấy buồn.

Điều làm tôi buồn là ở chỗ chính các bạn đang bị mù, vong ân và run rẩy sợ hãi. Các bạn cho rằng thờ Khổng là theo Trung Quốc, và cái ngu của các bạn là phản ứng bầy đàn, cạn tàu ráo máng, coi mọi thứ của Khổng là vứt đi. 

Thực ra, việc xây Văn Miếu nhằm khuyến khích sở học, tôn vinh những giá trị văn hóa (tiên tiến) của tiền nhân là việc nên làm. Còn làm vào thời gian nào, ở đâu, trong bối cảnh nào lại nằm ở chỗ khác.


Nếu các bạn chỉ trích chính quyền Vĩnh Phúc đầu tư 271 tỷ đồng để xây Văn Miếu lúc này là không hoặc chưa hợp lý, và nó không những không mang lại lợi ích, mà còn để lại những điều tiếng thì tôi tin sẽ có khá nhiều người ủng hộ các bạn.

Nhưng rất tiếc là các bạn đã không làm thế. Các bạn vì ghét Trung Quốc, vì muốn đả phá chính quyền, vì muốn kiếm tiền bằng mọi giá nên các bạn cho rằng, xây Văn miếu ở đây là thờ Khổng Tử, tức là thờ Trung Quốc. Thậm chí có bạn còn vạch vòi rằng, để xây Văn Miếu, Vĩnh Phúc đã cử hẳn một đoàn cán bộ sang tận Trung Quốc để học. 


Tôi cho rằng tâm của các bạn không trong sáng và các bạn quá hèn.


Thậm chí, bạn Trung Bảo còn hèn hơn hẳn những bạn khác khi cho rằng: “Ông Chu Văn An chính là học trò ngoan của Khổng Khâu. Cái miếu ở Vĩnh Phúc thờ ông An hay thờ ông Khâu thật ra không có gì khác nhau. Đều là thờ một thứ tư tưởng lạc hậu, phản động“.


Xin hỏi các bạn, thế xây Văn miếu để thờ ai nếu không phải là thờ Khổng Tử, những nhà Nho, những trí thức nổi tiếng để tôn vinh, khuyến khích sự học?


Bạn Quang Phan đã viết trên mạng rằng: “Văn Miếu không phải là chỉ là thờ cô Khâu nước Tàu mà còn là xiển dương việc học, cổ vũ sĩ tử thi triển tài năng – Việc này từng diễn ra tại Lừa ta suốt ngàn năm trung đại“. Còn ông Trần Quang Đức, một người nghiên cứu cổ học đã viết rằng: “Chùa thờ Phật, Nhà Thờ thờ Chúa, theo lẽ đương nhiên, Văn Miếu thờ Khổng“. Thực tế là Chùa, Nhà thờ hay Văn Miếu chả khác gì nhau. Vì thế các bạn đã vô tình để lộ tâm địa đen tối khi cố tình dùng sự việc này để tấn công chính quyền.


Các bạn nghĩ sao khi người ta xây dựng nơi thờ chúa Jesus, thờ Thần Độc Nhãn với những tư tưởng phi khoa học?


Thế còn có phải mọi giá trị tư tưởng của Khổng tử đều lạc hậu, phản động hay không?


Tôi không tin là như vậy! Những giá trị như: Trung, Lễ, Hiếu, Trí, Tín sẽ còn mãi với thời gian. Bạn sẽ là người như thế nào nếu bạn bất trung, bất hiếu, bất tín? 



Chắc chắn rằng, người đời sẽ phỉ nhổ vào mặt các bạn.

Xin dẫn ra đây một sự thật tương tự như xây Văn Miếu, đó là xây dựng các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới, trong đó có cả ở Việt Nam để thấy không phải cái gì của Khổng cũng đều bỏ đi, và cũng không phải tự nhiên người ta xây Văn Miếu hay Viện Khổng.

Thực tế, Viện Khổng không khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật. Việc xây dựng các viện này, làm cho nhiều người bị ám ảnh nỗi sợ “xâm lăng văn hóa”. Tuy nhiên, văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.

Chi tiết đáng chú ý là, tính đến năm 2010, tại Mỹ đã có 64 Viện Khổng được thành lập tại 37 bang, đi đầu là trường đại học thuộc bang Maryland (University of Maryland vào năm 2005). Đó là chưa kể đến các lớp được mở dạy tại các địa phương mà không cần đến Viện.

http://uschina.usc.edu/article@usct?map_of_confucius_institutes_in_the_u_s_14774.aspx

Hãy xem và so sánh 2 bản đồ sau để thấy mức độ xâm nhập của Viện Khổng vào Mỹ mạnh như thế nào. Nếu ai đó coi đây là một phương thức “Hán hóa” của Trung Quốc thì cũng đủ thấy, khả năng phòng vệ của người Mỹ “kém cỏi” ra sao:





Nhìn vào đồ, thấy các màu đỏ sẫm, đỏ, cam, hồng, hồng nhạt cho tới trắng, mô tả mức độ xâm nhập của văn hóa Khổng vào nước Mỹ. Trừ màu trắng, là nơi Khổng chưa vào hoặc chưa thể vào.



Bản đồ này thì lại khác, bạn sẽ rất ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ.

Bạn Trung Bảo nên nhớ, chính các quốc gia mà theo bạn là tiên tiến hiện đang rất chú ý phát triển các Viện Khổng Tử. Bài “Confucius Institutes go beyond borders” đăng trên trang Chinadaily, kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul chín năm trước đây, tính đến năm 2012 đã có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu, tập trung ở các quốc gia tiên tiến. 

Bạn cũng nên nhớ, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu thế giới đã mở Viện Khổng của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng. 


Không có lẽ, các quốc gia tiến tiến, và những trường đại học hàng đầu thế giới đó đi học cái lạc hậu và phản động hả bạn Trung Bảo?

http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm

Bản đồ sau đây do chính Trung Quốc công bố sẽ chứng minh nhiều điều:



Điều thú vị là ta có thể thấy Viện Khổng Tử có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng ngàn năm qua, mặc dù sát nách Trung Quốc, Việt Nam đã không hề có. Điều này chỉ ra, ý thức phản kháng, phòng vệ của Việt Nam là không tồi chút nào.

Một anh bạn từ Mỹ trở về đã hài hước phát biểu: Xét về mức độ “bị Hán hóa”, Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây. 

Trở lại vấn đề, tôi cho rằng, người đàng hoàng thì không nên học xong rồi quay lại chửi thầy là phản động như thế. Bằng không, vẫn còn giọng điệu ấy, suy cho cùng chỉ là loại vong ơn bội nghĩa với tư duy nhược tiểu bệnh hoạn.
________________________
Tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *