VÀI Ý KIẾN VỀ NGHỀ BÁO

Người xem: 185

Báo chí có tác dụng gây hiệu ứng mạnh nhất trong việc định hướng XH và là bộ mặt của một Quốc gia.

Nếu nhà báo ko đủ tâm và đủ tầm, thì cũng chẳng hơn gì các trang mạng XH, tức là rơi vào tình trạng đưa tin ẩu, thiếu kiểm chứng, thiếu những phân tích dựa trên cơ sở khoa học, thiếu cả tư duy trong lĩnh vực văn hóa, chính trị. Điều này hẳn có ở một số nhà báo trẻ mà ta thường gọi là 8x.

Nếu như hôm nay Vietnam.Net vừa có bài ủng hộ Tam Phan thì ngày mai cũng Vietnam nét, có ngay bài phản bác, hay vụ tưởng niệm các LS Gạc Ma lộn xôn tại tượng đài Lý Thái Tổ cũng vậy. Và gần đây nhất là chặt cây xanh và trồng cây xanh… Tất cả dường như chỉ gây thêm hoang mang cho dư luận, chẳng biết đâu đúng, đâu sai. Trong khi tất cả đều là “báo nhà nước “.

Ko thể phủ nhận một điều, gần đây báo chỉ khá “cởi mở” ít bị căng cứng trong cái gọi là “định hướng từ trên”. Đó là dấu hiệu tốt cho sự đổi mới. Thế nhưng, nếu cứ lạm dụng vào sự cởi mở ấy mà viết bừa, viết ẩu, viết câu vew thì sẽ ra sao?

Đã có lần tôi nói rằng, báo NN gần đây có những bài “hay hơn” lề trái nhiều về tính phản biện chỉ trích, phê phán những c/s, dự án sai lầm của NN hay vạch mặt quan tham. Thế nhưng, rõ ràng là năng lực của các nhà báo lại ko đồng đều, và hầu hết những bài viết chất lượng đều là của các tác giả có thâm niên về cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Vì sao lại như vậy?

Xét về nguyên nhân, ko thể ko kể đến sự hời hợt, xô bồ, kém chất lượng ngay từ khâu tuyển PV của các Tòa soạn ,chưa kể đến chỉ tiêu tuyển sinh vào khoa Báo chí những năm gần đây. Tôi cũng từng có bạn bè làm báo trong nước nên biết rõ, cơ chế làm việc trong các Tòa soạn chẳng khác gì các cơ quan khác của Nhà nước… mà lối làm việc của cơ quan NN thì xin miễn kể lại.

Nguyên nhân khác, đó chính ảnh hưởng từ mạng XH mà đặc biệt là fb .Thống kê gần đây nhất cho thấy, có đến 70 % người có độ tuổi từ 18 đến 35 dùng fb, trong số ấy có rất nhiều các BTV, PV cả báo nói, báo hình lẫn báo viết…Mà “văn hóa phản biện” trên fb thì lại đang vô cùng “chất lượng”.

………….

Báo chí ko chỉ có vai trò truyền tải thông tin mà còn có trách nhiệm lớn hơn trước cộng đồng, trước XH, đó là đem lại sự tin cậy cho độc giả. Nếu mất đi độ tin cậy, thì báo chí Nhà nước cũng chỉ là 1 thứ tin tức vỉa hè mà thôi. Và đặc biệt, ko thể lấy số lượng người hay số lượng bài viết làm đầu!

Nếu nâng cao quan điểm thì như ai cũng biết, chính mạng XH như Twin, facebook…đã giúp Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ngày càng lớn mạnh ko chỉ về quân số mà còn cả về “tư tưởng Tôn giáo cực đoan”.

Vì thế, trong thời đại internet toàn cầu nhanh đến chóng mặt như hiện nay, ngoài kỹ năng làm báo được đào tạo từ nhà trường ra, nếu ko có tư duy độc lập và kiến thức vững vàng thì nhà văn nhà báo gì…cũng rất dễ nhuốm tính a dua hay nói toạc móng heo là bầy đàn, chẳng khác gì dân trí phây vậy .

Mà như vậy thì một sự bất tín vạn sự ko tin, ko thể là đại diện, là “tai mắt” của ND được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *