TỤ TẬP TRÁI PHÉP DƯỚI HÌNH THỨC SINH HOẠT THỂ THAO, VĂN HÓA CŨNG SẼ BỊ XỬ LÝ

Người xem: 133

Gần đây, các nhóm zận chủ thường biến tướng các cuộc tụ tập, biểu tình thành hoạt động dạng cổ súy văn hóa, thể thao, diễu hành kiểu như đạp xe hay đi bộ vì cây xanh (nhóm NO-U, Vì Một Hà Nội xanh), đạp xe từ thiện (nhóm Hội Anh em dân chủ), … để tránh bị xử lý theo tội tụ tập trái phép theo Nghị đinh 38 CP. Tuy nhiên dù núp dưới danh nghĩa nào thì bất cứ hoạt động tụ tập đông người nơi công động, trên vỉa hè, lòng lề đường đều phải được các cơ quan có thầm quyền, cơ quan quản lý cho phép và đảm bảo hoạt động đúng mục đích, không gây ảnh hưởng đến giao thông, trật tự công cộng, phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cộng đồng.

Thông thường, xuất phát từ những sinh hoạt văn hóa tập thể, cá nhân sống trên địa bàn Thủ đô, thì bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoặc tổ chức các hoạt động thể thao, diễu hành, lễ hội, quảng cáo … phục vụ cộng đồng hoặc nhu cầu chính đáng mà sử dụng một phần lòng lề đường đều phải tuân thủ quy định pháp luật Nhà nước. Bởi vì khi các hoạt động này diễn ra vô hình chung đã chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường, nguy cơ gây cản trở, ách tắc giao thông rất lớn nên việc các cơ quan chức năng cần có phương án phân luồng giao thông, thậm chí ra thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để hạn chế giao thông hoặc cấm đường trong khu vực diễn ra hoạt động sinh hoạt văn hóa tập thể này là bắt buộc.

Tại Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ việc “Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ” phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý, có phương án bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, mới được xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật. Nếu vi phạm quy định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ bị xử lý như đối với hành vi tụ tập đông người trái phép trên đường bộ hoặc có hành vi gây cản trở giao thông.

UBND Thành phố Hà Nội đã quy định rõ tại Khoản 8 Điều 9 Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 9/5/2013 khi “cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường đô thị để tiến hành hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) phải gửi văn bản đề nghị, phương án bảo đảm an toàn giao thông và các tài liệu thể hiện việc được phép tổ chức hoạt động văn hóa, đến cơ quan quản lý đường đô thị theo phân cấp. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung, chương trình, thời gian sử dụng đường đô thị”. Sau khi được cơ quan quản lý đường đô thị có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông, các cơ quan, tổ chức, cá nhân mới được triển khai theo quy định được cấp phép. UBND TP giao cho Sở Giao thông vận tải là cơ quan trực tiếp quản lý đường đô thị có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Do vậy, dù rằng các hoạt động lành mạnh như đạp xe, chạy bộ, tuần hành, giao lưu…mang tính từ thiện, văn hóa, cộng đồng diễn ra trên các tuyến đường đô thị, người dân có nhu cầu tổ chức hoặc tham gia đều phải tuân thủ các quy định trên. Trường hợp vi phạm, sẽ không tránh khỏi việc phải nhận các hình thức xử lý được quy định tại Nghị định số 34 /2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ từ hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc cao hơn tuy theo tính chất, hậu quả. Cụ thể như, điểm a, Khoản 3 Nghị định 34 /2010/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội”.

Bài viết này nhằm cảnh báo các rận chủ có ý định núp dưới sinh hoạt văn hóa, thể thao, tưởng niệm…đều không thể tự bao biện cho rằng đó là “quyền” của mình mà không cần phải được chính quyền cho phép, đến khi bị xử lý thì la oai oái rằng, chính quyền đàn áp người yêu nước, chính quyền sợ người yêu cây xanh, chính quyền cản trở sinh hoạt chính đáng của nhân dân, bla, bla…

Nguồn: Võ Khánh Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *