TS NGUYỄN XUÂN DIỆN LẠI XUYÊN TẠC VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Người xem: 183

LâmTrực@

TS Nguyễn Xuân Diện (chủ blog Tễu) lại một lần nữa tiếp tay cho lũ vong nô phản quốc tuyên truyền nhằm bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và bôi nhọ uy tín của nhà nước Việt Nam.

Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova trao bản “Nghị quyết năm 1987 của UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” cho Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh (tháng 10.2010)

Trên FB của Nguyễn Xuân Diện, (Địa chỉ tại đây) đăng ảnh quảng bá một cuốn sách có tựa đề “40 năm nói láo“, kèm đường link dẫn đến một bài viết trên trang blog Tễu của tác giả Phùng Hoài Ngọc, có nội dung xuyên tạc và cố tình hướng dư luận hiểu sai về danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh và chế độ. Luận điệu không mới, nhưng cực kỳ nguy hiểm là ở chỗ, chúng xảo ngôn, rằng UNESCO không hề vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, Liên Hiệp Quốc không có danh hiệu nào là danh nhân văn hóa, và trong danh sách các nhân vật được vinh danh, không có Hồ Chí Minh. 


Điều đáng phỉ nhổ ở một TS như Nguyễn Xuân Diện là khi quảng bá những thông tin sai sự thật ấy, anh ta đã viết một lời bình cực kỳ mất dạy: “KHIẾP QUÁ! Nói dối dân quen thói, cứ bốc giời lên! Giờ thì sự thật đã phơi ra đây rồi“. Với lời bình ấy, Nguyễn Xuân Diện khơi mào cho lũ chống phá đất nước vào bình luận chống phá chế độ. Xem hình chụp từ màn hình trang FB của TS Nguyễn Xuân Diện:

UNESCO có vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh hay không?

Ngay và luôn, Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10 đến 20/11/1987 đây:


Theo những thông tin chính thức từ Bảo tàng Hồ Chí Minh và các trang thông tin điện tử, khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 – 20/11/1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…

Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – TBD Modagat Ahmet phát biểu tháng 3/1990.

Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó.

Trong Nghị quyết, Đại hội đồng UNESCO cũng khuyến nghị các nước thành viên “cùng tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người“, đồng thời đề nghị ông Tổng giám đốc UNESCO “triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam“. 


Đây là văn kiện quan trọng của một tổ chức quốc tế lớn thuộc Liên hợp quốc, ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; là niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam và của cả bầu bạn quốc tế. 


Biên bản báo cáo của Đại hội đồng UNESCO, khóa họp lần thứ 24, được UNESCO xuất bản đồng thời bằng 6 thứ tiếng (Pháp, Anh, Ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nga), trong đó có Nghị quyết số 18.65 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.



Thực hiện Nghị quyết, năm 1990, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. 



Phát biểu tại hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn” ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Modagat Ahmet, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, khẳng định: 

Hội nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng.

Coi việc được tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm về Hồ Chí Minh “là một niềm vinh dự“, ông Ahmet nhấn mạnh: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này“.


Đây là toàn văn bản dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

18.65. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại hội đồng,
Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại khóa 18 Đại hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam,
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người;
2- Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rõ, những luận điệu mà Nguyễn Xuân Diện tuyên truyền chỉ là trò xuyên tạc sự thật, nhằm bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và chống phá nhà nước.


Thiết nghĩ, các cơ quan có trách nhiệm cần thể hiện rõ thái độ của mình trước những thông tin sai trái của Nguyễn Xuân Diện và đồng bọn, và thông tin rộng rãi cho người dân biết.


Các bạn có thể xem văn bản này trên trang web chính thức của UNESCO:

unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995e.pdf

Đây là ảnh chụp màn hình của văn bản trên:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *