Phóng viên học nghề Chí Phèo?
Đọc thêm: Sự thật vụ PV bị đánh
Đêm 18/6, tại phường Văn Quán, Hà Đông xảy ra vụ việc PV bị lực lượng Công an phường đang làm nhiệm vụ tấn công. Nội dung được báo Người đưa tin đăng tải như sau:
“Tin tức từ nhân chứng cung cấp, khoảng 21h30 đêm 18/6, trong quá trình nhập vai tác nghiệp nhằm ghi lại hình ảnh Công an phường Văn Quán (Quận Hà Đông, Hà Nội) lập chốt kiểm tra các phương tiện giao thông tại ngã 3 Nguyễn Khuyến (Hà Đông), phóng viên Tống Văn Đạt của báo Tuổi trẻ Thủ Đô đã bị lực lượng này đánh và dí dùi cui vào đầu.
Anh Đạt cho biết, khi anh đang tác nghiệp, có một người mặc áo xanh công an tiến đến dùng dùi cui điện hành hung.
Anh Trần Anh Đức (phóng viên báo Thương hiệu và Công luận) cho hay, nhận được phản ánh từ người dân về việc Công an phường Văn Quán, Hà Đông lập chốt xử lý phương tiện vi phạm giao thông. PV Tống Văn Đạt của báo Tuổi trẻ Thủ Đô cùng PV Anh Đức đến hiện trường ghi nhận lại phản ánh của bạn đọc. Trong quá trình tác nghiệp, PV Văn Đạt dùng điện thoại ghi lại hiện trường làm tư liệu.
Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp đã bị CA phường ngăn cản, hành hung.”
Tại một diễn đàn trên facebook, PV Trần Anh Đức có nói: “Tôi là một trong 3 pv đang ghi hình tại đây. Chúng tôi di chuyển bằng ô tô. Lẽ nào cũng phải đội mũ bảo hiểm? Tại sao bác vu oan chúng tôi chửi láo. Đúng là chúng tôi có sinh hoạt thể thao trước khi tác nghiệp. Nhưng có ảnh hưởng gì không. Báo tôi đã nhận được phản ánh về việc lập chốt có dấu hiệu sai quy định tại phường này lâu rồi nhưng địa điểm thường thay đổi nên chưa nâm bắt được. Hôm nay khi thấy có chốt, tôi đã báo cáo tòa soạn và được phép thực hiện đề tài. Chúng tôi không làm gì trái với luật báo chí cả”.
Trước hết, về hành động đánh PV của lực lượng công an như vậy là sai, trong trường hợp nếu như PV có hành động vi phạm pháp luật thì chỉ sử dụng các biện pháp khống chế, đưa về cơ quan xử lý. Chỉ được tấn công khi người vi phạm có hành động gây nguy hiểm đến lực lượng đang làm nhiệm vụ hoặc với người xung quanh.
Vậy tại sao một số đồng chí công an lại mất kiểm soát dẫn đến hành động như vậy.
Như trích dẫn ở trên, PV nói rằng việc lập chốt có dấu hiệu sai quy định. Nhưng không hề nói rõ là sai về vấn đề gì. Có thể xảy ra 2 trường hợp.
TH1: PV cho rằng lực lượng CAP không có chức năng tuần tra, kiểm soát giao thông, do đó sai quy định của PL.
TH2: PV cho rằng có dấu hiệu lực lượng CAP ăn hối lộ trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông và muốn tìm chứng cứ để chống tiêu cực.
Đối với trường hợp 1, nếu PV cho rằng lực lượng CAP không có chức năng, không được lập chốt thì chỉ cần chụp 1 tấm ảnh, sau đó phản ánh lại với cơ quan quản lý của CAP thì sẽ có câu trả lời hợp lý và chắc chắn sẽ không có xô xát xảy ra.
Do vậy, khả năng sự việc diễn biến theo trường hợp 2 là cao. PV cho rằng CAP có dấu hiệu ăn chặn, nhận hối lộ và muốn thu thập chứng cứ về việc này. Chính vì vậy mới có diễn giải là “nhập vai tác nghiệp” như báo đăng.
Đối với nghiệp vụ điều tra báo chí, hầu hết các nhà báo, phóng viên khi làm công tác điều tra đều hết sức thận trọng, bí mật, tránh rút dây động rừng. Đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Thông thường, người nhập vai sẽ được trang bị máy ghi âm, ghi hình nhỏ để bí mật thu thập chứng cứ. Người quay phim sẽ phải ở khoảng cách xa, không lộ diện, tránh bị phát hiện. Tiêu biểu là vụ việc nhóm PV của đài TH Đồng Nai làm phóng sự bảo mẫu bạo hành trẻ em hoặc sự việc phóng viên Nguyễn Hoài Nam của báo Thanh Niên “gài bẫy” CSGT – TT thành phố HCM (là một sự việc có thể được coi là điển hình trong nhập vai tác nghiệp nhưng PV đã có những hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức xử lý hình sự).
Quay trở lại với vấn đề nhập vai của nhóm phóng viên bị hành hung. Số lượng người tham gia là 3 người, trong đó có 2 phóng viên và 1 người dân thường. Rõ ràng, nếu thực hiện đúng theo nghiệp vụ họ sẽ có sự chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho từng người (người cố tình vi phạm, người quay phim, chụp ảnh làm bằng chứng). Thông thường, người cố tình vi phạm sẽ không có hành vi chống đối mà chỉ làm việc đưa tiền cho CA để làm bằng chứng nhận hối lộ. Còn người quay phim sẽ ở một khoảng cách xa, không để lực lượng công an phát hiện. Bởi nếu biết bị quay phim, lực lượng CA chắc chắn sẽ cảnh giác, không bao giờ nhận tiền.
Tuy nhiên, như nội dung bài báo viết, nhóm phóng viên sử dụng “điện thoại” để quay phim, chụp hình. Với điều kiện ánh sáng không tốt khoảng 21h30, và với diễn tiến sự việc bị tấn công thì rõ ràng PV đứng rất gần với lực lượng CA đang làm nhiệm vụ. Do đó, có thể thấy đây không phải là “nhập vai tác nghiệp”. Hành động quay phim bằng điện thoại mang tính bộc phát nhiều hơn. Và như vậy, phần nào có thể dự đoán rằng PV đã ngụy biện về vai trò của mình.
Để rõ hơn sự việc, nếu đúng là PV đi tác nghiệp và có quay phim đầy đủ thì đoạn phim đó có thể xác minh rõ hành vi của hai bên đúng, sai như thế nào. Nếu PV cho rằng đã mất, hỏng điện thoại hoặc thẻ nhớ hoặc phim đã có sự chỉnh sửa thì cần phải đặt dấu hỏi lớn về sự trung thực của phóng viên.
“Theo những thông tin “không được kiểm chứng” trên mạng từ facebook và otofun.net thì vào khoảng 20 giờ cùng ngày các chiến sĩ công an P Văn Quán đi tuần tra theo kế hoạch tại khu vực đường Nguyễn Khuyến, trong khi đang nhắc nhở các hàng quán bán hàng lộn xộn để đảm bảo trật tự hè phố, các anh phát hiện một nhóm người bước xuống từ ô tô, rút máy quay để quay tổ công tác. Lại gần các anh phát hiện nhóm người này đã sử dụng rượu bia, có lời lẽ lăng mạ, xúc phạm các chiến sĩ công an. Người hùng hăng nhất là phóng viên Tống Văn Đạt. Người này đã có những hành vi và lời nói lăng mạ, chửi bới cán bộ công an khiến những người dân sống quanh đó hết sức bất bình. Anh ta tự xưng là nhà báo lao vào xỉ vả các cán bộ công an, đồng thời rút điện thoại gọi “đồng đội” đến giải cứu. Và chỉ vài phút sau, đã có hàng chục người xưng là phóng viên đến hiện trường với những lời lẽ cực kỳ khó nghe. Nhóm này đã trực tiếp thóa mạ các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, bất chấp sự can ngăn của lực lượng công an phường và người dân.
Sau khi được mời về phường, các đối tượng này tiếp tục khiêu khích cán bộ công an, và dựng lên kịch bản, yêu cầu Tống Văn Đạt quay lại hiện trường để nằm ăn vạ. Số còn lại dùng điện thoại và máy quay ghi hình để đưa lên mạng.
…….
Nhóm PV Tống Văn Đạt sau khi đá bóng tại sân bóng MIC trên đường Lê Văn Lương, có ghé vào quán bia Cá Giò cũng nằm tại đường này (Sau bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an), sau khi no say, các đối tượng lên ô tô về nhà tại khu đô thị Văn Quán (cách hiện trường khoảng 300m).” – Trelangblospotcom.blogspot.com
Thông tin trên trang trelang là có cơ sở vì cũng đã có nhà báo xác nhận rằng nhóm PV trên say rượu, cởi trần, thóa mạ lực lượng CA chứ không phải “nhập vai tác nghiệp” như các báo đang kêu gào. Hình ảnh PV mặc quần áo đầy đủ được đăng tải trên các báo, clip trên mạng được các PV báo chí dàn dựng sau khi từ CAP Văn Quán ra.
Rõ ràng hành động này của nhóm PV không khác hành động rạch mặt ăn vạ của Chí phèo.
Như vậy, nếu với những thông tin do người dân đưa lên trên mạng, chúng ta có thể thấy một khía cạnh hoàn toàn khác với những thông tin mà báo chí cung cấp. Với hành động của nhóm PV như thông tin “ngoài luồng” thì việc mất kiểm soát dẫn đến xô xát của lực lượng CAP Văn Quán là điều có thể thông cảm. Trong trường hợp này, việc cưỡng chế nhóm PV trên phù hợp với những quy định của pháp luật.
Trong bài viết này, cá nhân tôi không hề có ý định bao che, bênh vực cho bất cứ một bên nào. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần làm rõ sự việc, xử lý nghiêm để răn đe, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.
Nguồn: Dọc bằng đòn gánh
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới