Khoai@
Mấy hôm nay lũ khốn liên tục chọc ngoáy về cuốn Nhật Ký Đặng thùy Trâm.
Thông qua việc “tố giác” rằng, cuốn nhật ký này đã bị lược bỏ mất 1/3 trước khi được in để kết luận rằng, đó là cuốn nhật ký đã được tô vẽ phục vụ cho mục đích tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.
Nói thêm, lũ khốn cũng “ỡm ờ” rằng, Đặng Thùy Trâm vì thất tình nên đã “phá đời” bằng cách phó thác thân phận cho một “anh hai” nào đó, với mục đích hạ thấp nhân phẩm của chị. Đúng là lũ khốn.
Xin giới thiệu nguyên văn status của Beo về câu chuyện này.
Nhật kí Đặng Thùy Trâm
Đinh Bá Anh
(Gửi ông Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm)
Nhật kí vốn để chép những chuyện riêng tư, người viết nhật kí trước hết là viết cho mình. Những người viết nhật kí khi về già, nếu còn minh mẫn, thường tự đốt nhật kí của mình, hoặc nếu muốn hậu thế đọc thì hoặc giao cho con cháu, hoặc giao cho người mình tin cẩn với những lời dặn dò nhất định.
Vì tính riêng tư cao như thế, nên việc xuất bản nhật kí của người đã chết, nếu không có sự hướng dẫn cụ thể nào của người đó khi còn sống, thường phải được sự chấp thuận của người thân hoặc người đại diện pháp lý. Đồng thời, người thân hoặc người được ủy quyền phải được hiểu là những người có đủ tư cách đại diện cho người chết để sắp xếp lại, hoặc cắt bỏ những chi tiết được cho là, nếu để công chúng đọc, có thể gây hiểm lầm, gây ảnh hưởng xấu tới phẩm giá của người chết hoặc của những người khác có liên quan.
Cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm được gia đình bà chấp thuận xuất bản. Em gái bà là Đặng Kim Trâm cùng ông Vương Trí Nhàn, biên tập viên xuất bản, đã biên tập cuốn nhật kí theo cách mà họ cho là hợp lí, như họ tuyên bố: Tuyệt đối tôn trọng câu chữ của tác giả, chỉ sắp xếp lại đôi chỗ cho sáng sủa, cắt đi những chỗ mà họ cho là không nên công bố. Tôi cho rằng họ không những có quyền làm vậy, mà còn phải làm vậy, vì những lí do như trình bày ở trên.
Tôi là người đọc không ít nhật kí, thư, di cảo của các nhân vật khác nhau. Nói chung, các thể loại này ở đâu cũng cần sự biên tập (theo nghĩa tích cực nhất của từ này). Di cảo và nhật kí của Kafka – tác giả tôi quan tâm nhất – được bạn ông là Max Brod và các nhà xuất bản biên tập, sắp xếp, cắt cúp theo đủ hình thức khác nhau. Đó là chuyện bình thường.
Việc bản gốc cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm giờ được đưa lên mạng (sau khi hết thời gian bảo hộ bản quyền?) là dịp để giới nghiên cứu có thể phân tích những chỗ khác biệt giữa bản in và bản gốc. Thiết tưởng, những người làm văn bản (như ông Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm) nên có thái độ và cách làm việc nghiêm túc để đánh giá các đoạn được biên tập, xem đoạn nào được biên tập vì tính sáng sủa của văn bản, vì tính riêng tư, hay đoạn nào được biên tập vì nhạy cảm chính trị (nếu có), hoặc những đoạn nào mà theo các vị là người biên tập đã mắc lỗi hoặc đã làm ẩu, thay vì hùa theo những phân tích ở trình độ kém cỏi, những lí thuyết âm mưu nhăng nhít hay những bình tán nhảm nhí.
Nguồn: Blog Beo
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới