Sao phải cảm ơn Lý Quang Diệu?

Người xem: 146

LâmTrực@



Ngưỡng mộ ai là quyền của mỗi người. 


Đã có nhiều bài viết ca ngợi ông Lý Quang Diệu và sẽ không có gì đáng bàn cãi nếu như họ không đem ông Lý Quang Diệu ra để so sánh với Hồ Chí Minh, hoặc khen ông một cách thái quá, hoặc, tâng bốc ông Lý Quang Diệu lên mây nhằm cố tình khơi mào cho những bình luận vô luân.


1. So sánh


Trong bài: “Tư duy bồi bàn của “Ráo sư” Nguyễn Zăng Tún“, nhà văn, nhà phê bình văn học Đông La đã chỉ ra lối “tư duy bồi bàn” của Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu: Tư tưởng lớn gặp nhau?. Những phân tích, bình luận của Đông La, quả là không thể chê vào đâu được. 


Đông La Viết: Mọi sự so sánh đều có phần khập khễnh, có sự so sánh hoàn toàn đúng, nhưng người có lương tri, có văn hóa không bao giờ làm cả. Như về tài đánh hơi, không ai bảo ông GSTS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn thua loài chó!

Nguyễn Văn Tuấn viết:

Tôi nghĩ quan tâm về giáo dục của ông Hồ ở tầm thấp hơn và địa phương hơn so với tầm của ông Lý. Trong khi ông Lý nói về “university education”, “innovation”, “management”, “global entrepreneuship” thì ông Hồ chỉ nói đến giáo dục trong vai trò xoá nạn mù chữ. Cho đến cuối đời, ông Hồ cũng chỉ nói đến ước mơ “ai cũng được học hành”, chứ ông chưa nghĩ đến cái gì cao xa như giáo dục đại học hay khoa học và công nghệ;
Thật ra, sự khác biệt này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì hai người có trình độ rất khác nhau. Tôi nghĩ trình độ học vấn và trải nghiệm quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong tầm nhìn và viễn kiến. Người có cơ hội sống và học tập trong môi trường đẳng cấp quốc tế, có dịp tiếp kiến với giới “elite” (tinh hoa), thì gần như tự nhiên, họ có tầm nhìn cao và xa. Còn người không có cơ hội làm việc và sống trong môi trường học thuật tốt thì tầm nhìn của họ cũng hạn chế… Ông bà chúng ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là rất rất đúng.
Ông Lý … học từ những trường danh giá bậc nhất trên thế giới. Ông từng theo học và tốt nghiệp luật hạng danh dự từ Đại học Cambridge của Anh… ở London School of Economics, một trường kinh tế lừng danh trên thế giới… Còn ông Hồ, thì do hoàn cảnh đất nước và gia đình, chưa xong bậc trung học, trình độ nói chung còn hạn chế. Ông tiêu ra rất nhiều năm nay đây mai đó làm chính trị, làm cách mạng, hơn là học hành.

Đông La tóm tắt: “Tôi chỉ có thể nói gọn một câu, trên đây là suy nghĩ và so sánh của một kẻ ngu xuẩn, vì một người có tư duy biện chứng và minh triết không ai so sánh như thế. Như người ta không thể so sánh Đức Phật với người thợ sửa tivi rồi cho Đức Phật lạc hậu vì thời đó chưa có tivi”.

Một cách khách quan, Đông La viết: “Nếu khách quan đánh giá toàn diện ông Lý Quang Diệu, ông quả là một người tài đức, có nhiều công trạng đối với Singapore, vì thế ông mới được dân Singapore suy tôn, dư luận thế giới coi trọng. Nhưng cũng phải biết Singapore chỉ là một thành phố, từ khi ông Lý nắm quyền không trải qua chiến tranh, ông được toàn tâm, toàn ý xây dựng kinh tế đất nước. Trên thế giới cũng có những nơi, những nuớc nhỏ có nét giống Singapore như Hồng Công, Đài Loan, Thụy Sĩ, Luxembourg, Qatar, Brunei, v.v… cũng rất giầu có. Nếu Sài Gòn cũng là một quốc gia, không chiến tranh, tôi tin là nó phát triển không kém Singapore. Điều này dễ hiểu, nuôi một người tất phải dễ hơn nuôi 100 người. Vì vậy, nếu so với quy mô Việt Nam, ông Lý Quang Diệu chỉ là một tỉnh trưởng làm kinh tế giỏi mà thôi.

Còn Bác Hồ được cả thế giới suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, với dân Việt Nam, Bác đã trở thành một vị thánh. Gần đây tôi nghiên cứu nhiều về tâm linh, với khả năng tiên tri của Bác thì tôi thấy Người đúng là một vị thánh. Khả năng tiên tri đó chính là thiên tài, cùng với cái đức cao cả, lòng nhân ái bao la, Bác đã thu phục nhân tâm của cả một đất nước. Chỉ có thế, dân ta từ một kiếp nô lệ, một cổ hai tròng Nhật, Pháp, 2 triệu người chết đói, 1945, đã theo Bác giành lại được nền độc lập. Từ đội quân có 34 người, 9 năm sau, 1954, khi Pháp quay lại, quân dân ta đã đánh tan quân Pháp chính quy tại Tập đoàn cứ điểm kiên cố ĐBP; 20 năm sau, chúng ta lại thắng tiếp Mỹ, một nước giầu mạnh nhất cùng cả một lũ chư hầu, tay sai.

Còn ông Lý Quang Diệu, năm 1961, để thoát sự cai trị của người Anh, ông đã khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập Singapore với Malaysia. Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Singapore trở nên một phần của Liên bang Malaysia. Như vậy Singapore hết thuộc Anh lại thuộc Malaysia. Khi Singapore bị Thủ tướng liên bang Tunku Abdul Rahman trục xuất ra khỏi Malaysia, trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, Lý Quang Diệu đã nức nở: “Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương”. Với một quốc gia, nền độc lập là quý giá nhất, vậy về khoản này xem chừng ông Lý không phải có công mà là có tội”.


2. Phải cảm ơn ông Lý Quang Diệu?


Công đức của Lý Quang Diệu đối với Singapore là không phải bàn cãi và người viết entry này cũng rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bốc thơm một cách mù quáng, thiếu hiểu biết thì không nên. 




Về một trong những nguyên nhân làm nên sự giầu có của Singapore, trên trang Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm có đăng một tài liệu có ý độc đáo:

Người ta nói: “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết” xem ra không đúng? Khi trâu bò đánh nhau kiểu gì cũng xuất hiện các vết thương và ruồi muỗi được hưởng lợi từ các vết thương đó (các dịch vụ phục vụ chiến tranh).

Trong bài “Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam” của Phạm Thị Hoài, có đoạn: “Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên thành ma quỷ. Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu của người Tàu“. 


Dẫn ra thế này để thấy, những ai căm thù quân xâm lược Trung Quốc đã cho rằng Lý Quang Diệu là người bạn tốt của Việt Nam và cảm thấy biết ơn ông như nhà báo Trung Bảo (Báo Lao Động) đã viết thì nên nhìn nhận lại vấn đề.


Hãy đọc lá thư mà Lý Quang Diệu trả lời bà Margaret Thatcher về vấn đề “Thuyền nhân Việt Nam” để thấy ông ta nhân đạo như thế nào, và nghĩ gì về Việt Nam:

Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu “Roach Bank”. Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu “Roach Bank”. Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.­­
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu

Thờ ơ, lãnh cảm với các thuyền nhân, và thẳng thừng từ chối tiếp nhận do khác nhau về chính kiến với chính phủ Việt Nam ông Lý Quang Diệu khó có thể tự hào về trái tim nhân đạo của mình.

Nhìn nhận một cách khách quan về Lý Quang Diệu để thấy đúng là ông giỏi. Nhưng cũng thấy một sự thật là không có gì phải cảm ơn ông ta cả. 


Thực tế là Lý Quang Diệu là người thực dụng, bất cứ thứ gì đem lại lợi ích cho Singapore thì cái đó là chân lý. Điều này lý giải vì sao đến cuối đời, ông đã trở thành một người bạn tốt của Việt Nam.



**************
Bạn đọc có thể đọc bài “Cảm ơn ông, Lý Quang Diệu” của phóng viên Trung Bảo, đăng tải trên báo Lao Động để thấy cái tâm và cái tầm của một pv hiện đại theo đường link sau:

http://laodong.com.vn/thu-gui-mot-nguoi/cam-on-ong-ly-quang-dieu-310532.bld


Và đây, hình ảnh chụp từ màn hình sẽ cho thấy chân dung cũng như ý đồ của ông PV Trung Bảo:










Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *