Chiềng Chạ
Theo trí nhớ không tồi của tôi thì đây không phải là lần đầu chuyện người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong chuyến thăm chính thức một quốc gia khác được tiếp ở đâu và nghi thức đón tiếp được diễn ra như thế nào? Câu chuyện này lại được tiếp tục khởi động bên lề chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ trong thời gian tới đây.
Chắc nhiều người có kiến thức về chính trị chắc vẫn phân biệt được hai khái niệm luôn được song hành và tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới: Chính đảng Chính trị và Nhà nước. Nước Mỹ hiện tại được thành lập vào năm 1776 và như vậy lịch sử 238 năm dư sức chỉ cho quốc gia này hiểu được sự rạch ròi của hai chủ thể này, ít nhất trên phương diện ngoại giao họ hiểu được đối với Chủ tịch (hoặc người đứng đầu một chính đảng) được tiếp đón như thế nào? Người đứng đầu Nhà nước được tiếp đón như thế nào? Địa điểm của các cuộc đón tiếp cũng là vấn đề được đặt ra và đương nhiên, nước Mỹ nói chung, Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng không muốn bị mất mặt vì những yếu tố mang tính tiểu tiết như thế này!
Có thể với Việt Nam và nhiều nước ở Á Đông nói chung, chuyện tiếp đón một chính khách (kể cả Chủ tịch Đảng hay người đứng đầu Nhà nước) thường diễn ra tại một địa điểm: tại chính Văn phòng mà họ được biết đến là người đứng đầu; điều kiện tiên quyết trong việc này là vị khách đó được đến với lời mời của chủ nhà. Cho nên, một điều dễ thấy là dù là tiếp Tổng thống hay Thủ tướng nào đó hay Chủ tịch, Tổng bí thư một chính đảng đến từ bất cứ quốc gia nào đó thì địa điểm không bị thay đổi; Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đón tiếp tại Văn phòng Tổng bí thư và Chủ tịch nước sẽ đón tiếp tại Văn phòng Chủ tịch nước (ngoài việc đón tiếp theo nghi thức quốc gia).
Văn phòng Phủ Tổng thống Mỹ
Tuy nhiên, văn hóa Phương tây mà cụ thể ở đây là nước thì hoàn toàn khác. Chúng ta đã quá quen với một câu ngạn ngữ Á Đông “nhập gia phải tùy tục” và xem chừng thì điều đó cũng được người Mỹ sử dụng trong chuyện tiếp đón, ứng xử với các quốc gia khác nhau trên thế giới. Sự rạch ròi Chính đảng Chính trị và Nhà nước buộc họ rạch ròi trong chuyện tiếp đón. Chủ thể của cuộc đón tiếp sắp tới của Nhà nước Mỹ là một vị đứng đầu một chính đảng – tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người không nắm bất cứ vị trí chính thức nào trong Nhà nước. Vậy nên, cách thức đón tiếp lần này phải hoàn toàn khác với cách họ đã từng đón Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Và nếu ai đó thấy “thua thiệt” trong cách đón tiếp sắp tới của tổng thống Mỹ với Tổng bí thư Việt Nam vì địa điểm không phải Văn phòng Phủ tổng thống thì nên chăng chỉ có thể tự hỏi rằng, tại sao tại Việt Nam chưa nhất thể hóa hai chức danh Đảng – Chính quyền!
Xin nói thêm về một chi tiết là Nguyễn Thùy Trang – người được cho là dẫn nguồn thông tin về chuyện tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Tổng thống Mỹ: “Không phải nước Mỹ bất lịch sự mà là vì TƯ CÁCH của ông Trọng đối với nước Mỹ chỉ là lãnh đạo của Đảng CSVN”. Vậy nên, với những ai quá xem trọng chuyện thể diện quốc gia hay đại loại có “cảm giác Việt Nam bị nhục” qua sự việc này nên chăng nên nhận thức lại sự việc khái niệm chính đảng Chính trị và Nhà nước. Tôi nghĩ đó cũng là cách duy nhất người ta cảm thấy dễ chịu hơn khi đứng trước những lời đàm tiếu. Một bộ óc thông thái, biết tư duy sẽ không bao giờ chấp nhận ngay những gì được người khác nói ra mà cần có sự xét đoán cũng như khả năng nhận thức đầy đủ sự việc.
Xem ra, sự thái quá trong sự việc này ngoài nguyên nhân từ nhận thức của người tiếp nhận thì còn phải nói đến một chi tiết: Người ta đã so sánh chuyện Tổng Thống Mỹ George W. Bush đón tiếp anh Đỗ Thành Công – một người Việt bình thường đang định cư ở Mỹ tại Oval Office trong quá khứ và chuyện Tổng thống Mỹ sẽ không tiếp đón Tổng bí thư – người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam như để nói rằng, câu chuyện địa điểm đón tiếp (Oval Office) không đơn thuần là chuyện văn hóa, là sự rạch ròi trong khái niệm Đảng chính trị và Nhà nước…..để từ đó mặc sức cho rằng, đó là nỗi nhục mà nước Mỹ sẽ dành cho Việt Nam trong cuộc đón tiếp sắp tới.
P/s: Thật đáng thương thay cho cái cách so sánh nhằm mục đích hạ bệ và chuyển tải thông điệp nhà nước Mỹ “không công nhận Đảng Cộng sản Việt Nam” của đám người ưa luận suy. Bởi chắc đã từ lâu, nhất là kể từ sau thất bại cuối cùng tại miền Nam Việt Nam sau (sự kiện 30/4/1975), người Mỹ nói chung vẫn đau đáu một điều là chuyển hóa dân chủ ở Việt Nam theo đúng cái cách mà họ đã tiến hành tại Đông Âu, Liên Xô mà không mất một viên đạn nào! Họ đã nuôi dưỡng không ít những ngọn cờ, trong nước có, ở Mỹ và một số nước Châu Âu có nhưng dường như nó không làm thay đổi chiều hướng sự việc như người Mỹ vẫn hằng mong. Và thật không may cho họ khi những ngọn cờ trong nước do chính họ dựng lên bằng đồng Đô la đã “chết yểu” trước khi những toan tính của số này kịp thành hiện thực; thậm chí không ít trường hợp đã bị Nhà nước Việt Nam bỏ tù…. Họ đã buộc lòng an ủi, động viên và duy trì tinh thần của đám Zận sỹ trong nước bằng những cuộc tiếp nhận các nhà dân chủ đến hồi về hưu như Cù Huy Hà Vũ và mới đây nhất là trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Đỗ Thành Công – nhân vật được đưa ra so sánh nói trên cũng là một nhân vật tương tụ Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày). Có chăng Công chỉ khác với Vũ và Hải là gã có mặt tại Mỹ, thậm chí gã còn là một vị dân biểu bang. Và tất nhiên, cũng như cái cách mà người Mỹ từng dành cho Vũ và Hải sau những vận hạn đã qua, việc Tổng thống Mỹ tiếp Đỗ Thành Công tại Văn phòng Phủ tổng thống là chuyện hết sức bình thường và nó không thể xem rằng, Đỗ Thành Công được xem trọng mà đơn giản việc tiếp đón Công sẽ tạo ra một hiệu ứng cần thiết để gia tăng lòng tin đám người “Cộng rắn cắn gà nhà” tại Mỹ và phần nào lấy lại tinh thần cho đám Zận sỹ hết chiêu thức ở trong nước hòng tiếp tục mục tiêu mà nước Mỹ đã phải chờ trong nhiều thập kỷ!
Nguồn: Mõ Làng
Tin cùng chuyên mục:
Sai phạm trong hệ thống lãnh đạo Lâm Đồng: Lợi ích cá nhân và hậu quả nghiêm trọng
Thực hành Hạnh Đầu Đà và sự tôn trọng trật tự xã hội
Con đường tu hành: Tự do và truyền thống
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận án tù