CÁI TÁT NHẸ CỦA CÔNG AN XÃ VÀ TỤ MÁU DƯỚI MÀNG CỨNG

Người xem: 157

Khoai@

Khỏi cần biện minh, hành vi đánh người cho dù được biểu hiện dưới bất kể hình thức nào cũng đều phải bị lên án và trừng phạt.

Hôm qua đọc bài “Tát nhẹ chết người, công an xã hay thần Héc-quyn?” đăng trên báo Đất Việt mà thấy nhói lòng.


Nội dung chính của bài báo nói về vụ việc một người đàn ông bị bắt vì tội đánh bạc và sau đó chết vì tụ máu não do bị công an xã tát nhẹ.

Trên phương diện cá nhân, tôi ủng hộ tác giả bài báo lên án hành vi đánh người, cho dù là cái tát nhẹ. 

Tuy nhiên, tác giả Mi An viết có xu hướng quy chụp việc tụ máu não của anh Tình là do cái tát của anh công an xã (nếu có) thì không thỏa đáng.

Tìm kiếm trên mạng những nguyên nhân dẫn đến tụ máu não mà y học gọi là “Tụ máu dưới màng cứng” hoặc “tụ máu nội sọ“, viết tắt là SDH (subdural hematoma) có thể thấy nguyên nhân không chắc, chưa chắc do một cái tát nhẹ, thậm chí là tát mạnh có thể gây ra tụ máu não.

Gõ cụm từ, máu tụ dưới màng cứng, ta dễ dàng tìm thấy các bài viết có cùng tên trên trang “Bác Sĩ Nội Trú” hoặc trang “Y Học Cộng Đồng“. Vào tất cả các bài đều cho ra kết quả tương tự. 


http://bacsinoitru.vn/content/mau-tu-duoi-mang-cung-o-nguoi-lon-benh-hoc-trieu-chung-lam-sang-va-chan-doan-977.html



http://yhoccongdong.com/thongtin/mau-tu-duoi-mang-cung/


Có thể tóm tắt như sau (Trích nguyên văn): 


Tụ máu nội sọ là khối máu đông hình thành trong khoang dưới màng cứng. Đây là khoảng giữa 2 lớp màng não, là màng bao quanh và bảo vệ não. Máu tụ dưới màng cứng thường do chấn thương ở đầu. Đây là bệnh nặng cần được cấp cứu.



Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện ban đầu của SDH rất thay đổi. Chấn thương đầu nặng có thể tạo ra tình trạng SDH hôn mê, trong khi những chấn thương nhẹ hơn có thể tạo ra SDH cấp tính chỉ với mất tri giác trong thời gian ngắn. SDH bán cấp hoặc mạn tính có biểu hiện rất âm thầm, điển hình là rối loạn nhận thức. 

Phân loại thành SDH cấp tính, bán cấp và mạn tính được xác định dựa vào thời điểm từ khi xảy ra chấn thương, song không có sự đồng thuận trong y văn về các định nghĩa này. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng phân loại được xác định như sau:

• SDH cấp tính tồn tại từ 1-2 ngày sau chấn thương
• SDH bán cấp tồn tại từ ngày thứ 3-14 sau chấn thương
• SDH mạn tính xuất hiện từ ngày thứ 15 sau chấn thương
Về máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Khoảng 50% số bệnh nhân chấn thương có SDH có hôn mê ngay sau khi chấn thương. Tuy nhiên, khoảng 12-38% số bệnh nhân này có khoảng tỉnh sau cấp tính sau đó mới suy giảm dần tri giác và hôn mê. SDH hố sau, giống như các tổn thương choán chỗ ở vùng này, thường có các biểu hiện triệu chứng tăng áp lực nội sọ bao gồm đau đầu, nôn, dãn đồng từ (anisocoria), câm tiếng (dysphasia), liệt thần kinh sọ, cổ cứng, mất điều hòa. 

Về máu tụ dưới màng cứng mạn tính: Biểu hiện âm thầm của đau đầu, kích động do ánh sáng, rối loạn tri giác, thờ ơ, lơ mơ, và đôi khi co giật là các triệu chứng có thể gặp của SDH mạn tính, và các triệu chứng này chỉ trở nên rõ ràng vào vài tuần sau khi chấn thương. Các tổn khuyết toàn thân như rối loạn tri giác thường gặp hơn là các dấu hiệu thần kinh khu trú trong SDH. (Hết trích).

Như vậy, việc nạn nhân Nguyễn Văn Tình tử vong do bị tụ máu não có thể do 2 trường hợp: (1) khi bị giam giữ, anh đã bị công an xã tấn công vào đầu, gây tụ máu não cấp tính; (2) có thể anh đã bị tụ máu não từ trước do nguyên nhân nào đó trước khi bị bắt vì đánh bạc (Mạn tính hoặc bán cấp). 


Vì thế, tác giả Mi An viết rằng: “ông Sơn khai có tát nhẹ anh Tình một cái“, và “Một cái tát nhẹ thôi, nhưng nạn nhân- là một người đàn ông ở tuổi 39, đã chết với tình trạng thương tích bị tụ máu trong não, thì cái tát đó phải có sức mạnh của thần Héc-quyn chứ chẳng đùa“. Tác giả viết tiếp: “Tất nhiên ông công an xã tên Sơn kia thì không bao giờ có sức mạnh như thần Héc-quyn cả, nếu có hẳn ông đã được ghi vào các thể loại kỷ lục rùm beng lên rồi. Chỉ có một điều thôi: nạn nhân đã bị tác động bằng ngoại lực rất mạnh, dẫn đến cái chết thương tâm“.



Rõ ràng Mi An đã quá vội vàng quy chụp, đổi lỗi cho anh Sơn. Người viết cho rằng, đây là kết luận vội vàng. 



Trường hợp của thiền sư Thích Nhất Hạnh là một ví dụ điển hình. Ông cũng bị tụ máu dưới màng cứng, và không hề bị một ngoại lực nào tác động vào đầu, thưa tác giả Mi An.



Một kết luận vội vàng, chủ quan của tác giả có thể gây nên những dư luận không tốt.



Lên án cái ác là cần thiết, song quy chụp khi hiểu biết còn hạn chế về căn nguyên là điều rất không nên. 



*********************

Bài của Mi An trên Đất Việt có thể đọc Tại đây.


http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/tat-nhe-chet-nguoi-cong-an-xa-hay-than-hec-quyn-3235222/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *