Với những nét chữ nguệch ngoạc, như kiểu trẻ con nghịch ngợm, thì không nên treo trang trọng trong nhà, vừa mất tiền vừa mất lộc. Những ông “đồ giả” hãy vì thế xin đừng cho chữ!
Người ta thông báo, có đến 70% các ông Đồ đi sát hạnh lần 1 ở Quốc tử Giám … không biết chữ. Kỳ sát hạnh lần 2 vẫn còn đến 50% chỉ thuộc vài chữ, động chữ là-lạ, rậm rì là giở từ điển quay bài…
Và những ông đồ trẻ hóa ra lại biết nhiều chữ hơn các ông đồ già, các ông già chỉ trông uy nghi hơn nhờ tóc bạc và lông mày bạc, chứ về trình Hán tự thua xa thanh niên trẻ.
Bán chữ rất lãi, vốn bỏ ra có tờ giấy và tý mực tầu, thu về vài trăm nghìn cho một chữ là thường.
Thu nhập khá như vậy, thành ra có khá nhiều anh láu cá, trình kém nhưng cũng hóa thân thành ông Đồ, cũng ngồi rung đùi bán chữ, nhưng ông này chỉ “vẽ” được khoảng chục chữ thông dụng như: “Tài, Lộc, Phúc, Thọ, Tâm, Nhẫn.. “.
Chữ ở đây chủ yếu là Hán tự, là những chữ người dân vẫn đỗ xe vào vỉa hè Văn Miếu, gặp những ông đồ ngồi chiếu điều, mài nghiên mực, thi thoảng vuốt chòm râu, vẩy mực tầu, và đăm chiêu viết.
Thư pháp là một môn không dễ tý nào, ví dụ như chữ “Nhẫn” là được tạo bởi hai chữ: chữ “Đao” và chữ “Tâm”, được thể hiện theo cách: chữ “Đao” đặt trên chữ “Tâm”.
Nhà thư pháp viết ra chữ “Nhẫn”, để người ngắm chữ thấy được quả tim ẩn nhẫn đang bị đao nhọn đè phía trên, chữ đao như muốn phá khung gỗ mà bay ra, thì mới thấy nét đẹp của sự nhường nhịn, khoan dung trong chữ Nhẫn.
Người Hoa không viết chữ, mà chính là “vẽ chữ”, nghệ thuật thư pháp sánh ngang hàng với hội họa, người viết chữ cũng là một nghệ sĩ. Một chữ đẹp có hồn thì nhà thư pháp khó viết được chữ thứ hai hệt như thế.
Hồi nhỏ, tôi có được xem một ông già Hoa viết bức trướng “Đại triển hồng đồ”, trong đó chữ “Triển” như cánh chim bằng đang vỗ cánh gương vuốt trông thật oai nghi dũng mãnh.
Đó là thư pháp thực, không phải thư pháp của những ông đồ không biết chữ ngồi vỉa hè Văn Miếu.
Tôi rất vui khi các ông đồ phải thi sát hạnh, hi vọng năm tới, không còn ông đồ dởm nào.
Thật rầu thối ruột khi xem chữ “Dũng” giống như một anh nghiện gầy gò đang ngồi đâm xi lanh vào vem, hay chữ “Trí” giống như anh say cầm vỏ chai đang nằm xoặc cẳng cắm đầu xuống cống, hay chữ Lộc thiếu nét …
Với những nét chữ nguệch ngoạc, như kiểu trẻ con nghịch ngợm, thì không nên treo trang trọng trong nhà, nếu không chịu ảnh hưởng xấu phong thủy thì cũng bị người biết chữ cười cho.
Và nếu thần Tài hay Lộc định bước chân vào nhà bạn ngày xuân, chỉ nhìn cái chữ đó thôi cũng quay đầu chuồn mất, thật thiệt đơn thiệt kép, vừa mất tiền vừa mất lộc.
Nếu xuân này đi xin chữ, nếu bạn không biết ai với ai, căn cứ vào cuộc sát hạch các ông Đồ, tôi khuyên bạn chọn mấy anh đồ trẻ, khả năng các anh đó biết nhiều và viết chữ chuẩn hơn vì có máy tính trợ giúp, những ông tóc bạc lông mày rủ có khi chỉ lấy dáng để lòe thiên hạ.
Nguyễn Quảng (từ Milton Keynes, Anh Quốc)
http://khampha.vn/toi/xin-chu-ngay-xuan-c8a313226.html
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA