Cuteo@
Sáng nay, ông Huy Đức đăng bài “Việc khởi tố TBT Kim Quốc Hoa đã gửi một thông điệp rất xấu đến công chúng“, và được trang Tin tức hàng ngày đăng tải. Đây là bài viết có ý đồ xấu.
http://www.tintuchangngayonline.com/2015/02/huy-uc-viec-khoi-to-tbt-kim-quoc-hoa.html
Tất nhiên, đó là một cách nhìn. Đúng hay sai, bạn đọc tự hiểu. Nhưng theo tôi, đó là cách nhìn phiến diện, một chiều và chính nó đang chuyển tải đến công chúng một thông điệp xấu.
Trong bài, Huy Đức đã rất buông thả khi viết về tự do và dân chủ: “Với cách làm án hiện nay thì ai cũng có thể bị khép vào Điều 258. Dân chủ và tự do thì hoặc là có hoặc là không. Nếu có dân chủ tự do thì có nghĩa là người dân được làm bất cứ điều gì luật không cấm. Một nhà nước đã tự nhận là pháp quyền thì không thể cho phép tồn tại khái niệm “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “lợi dụng kẽ hở của pháp luật”. Thứ tự do mà ông Huy Đức nói đến là “thứ tự do không có bất cứ giới hạn nào“. Thực tế, dân chủ, tự do cho dù ở đâu cũng thế, nó cần phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, hoặc tối thiểu là trong khuôn khổ của các quy tắc ứng xử xã hội.
Với một người làm báo, ông không thể không biết đến những trường hợp các tòa soạn nổi tiếng thế giới phải đóng cửa, nhiều nhân vật nổi tiếng phải vướng vòng lao lý chỉ vì “thứ tự do” theo cách nghĩ của ông.
Câu chuyện thời sự còn nóng hổi của Chalie Hebdo đã đẩy thế giới vào hiểm họa khủng bố, hoặc “Thánh chiến” lần thứ 4, chỉ vì nhân danh “tự do báo chí”, nhân danh “tự do ngôn luận” để châm biếm, đả kích đạo Hồi, chả nhẽ không làm ông Huy Đức suy nghĩ?
Ông nói “Với cách làm án hiện nay thì ai cũng có thể bị khép vào Điều 258″. Xin lỗi ông Huy Đức, Việt Nam có cả hàng ngàn người làm báo chân chính, có cả ngàn người làm báo nghiệp du, có hàng vạn người viết blog, sử dụng mạng xã hội để cất lên tiếng nói của mình, thử hỏi có mấy người bị truy tố? Lý do chính là họ không sử dụng báo chí, không lợi dụng báo chí để chống lại chế độ, làm tổn hại đến đời sống của người dân ông ạ.
Huy Đức viết: “Dân chủ và tự do thì hoặc là có hoặc là không. Nếu có dân chủ tự do thì có nghĩa là người dân được làm bất cứ điều gì luật không cấm”. Đây là cách nói cực đoan, kiểu một là có, 2 là không. Rất tiếc, dân chủ hay tự do lại là một khái niệm mơ hồ, không gọn gàng như trái táo ông cầm trên tay. Vì thế, người ta mới đề cập tới khái niệm mức độ dân chủ, hay mức độ tự do. Ngay cả nước Mỹ, một xứ sở mà ông tôn thờ, ngưỡng vọng và nương náu một thời nhằm cho ra đời cái gọi là “Bên thắng cuộc“, được coi là biểu tượng của tự do, dân chủ, cũng có thể thấy có nhiều điều không phải là tự do hay dân chủ theo kiểu ông nghĩ.
Lại nữa, ông Huy Đức viết: “Nếu có dân chủ tự do thì có nghĩa là người dân được làm bất cứ điều gì luật không cấm.”. Vậy có điều luật cụ thể nào cấm người khác mang chim của mình mà vẩy phần phật trước cửa nhà ông không? Tất nhiên là không. Nhưng hành vi đê tiện ấy liệu có được ông và những người khác chấp nhận chỉ vì “luật không cấm“?
Trong bài viết, Huy Đức cũng chơi trò chẻ chữ để nhạo báng tội danh có tên “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…“. Thật buồn cười cho một nhà báo vì đi so sánh ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ pháp luật. Xin thưa, mỗi một hành vi phạm tội cần được định danh, tức đặt tên sao cho gần với ngôn ngữ đời sống nhất và phản ánh được đúng bản chất của hành vi vi phạm pháp luật đó. Việc định danh cho một ội nào đó cũng gần giống như ông được cha mẹ đặt tên vậy. Vì thế, tội danh mà ông nói tới không hề liên quan gì đến bản chất của một nhà nước nào cả. Đơn giản, nó chỉ là một tên gọi cho một tội danh.
Trong bài viết của Huy Đức tôi chỉ thấy có một câu tử tế: “Báo chí mà vi phạm pháp luật thì cũng không nên được hưởng bất cứ sự miễn trừ nào“. Nhưng chính lập luận của ông lại gửi đến công chúng thông điệp rất xấu.
Bằng lối viết của mình, Huy Đức làm cho người đọc hiểu rằng, ông Kim Quốc Hoa bị khởi tố là do viết bài chống tham nhũng, là do viết bài về ông Trần Văn Truyền. Đây là luận điệu cực kỳ nguy hiểm. Ông viết thế này: “Nhưng nếu ông Kim Quốc Hoa có sai phạm thì phải được xử lý đúng trình tự pháp luật. Sau vụ ông Trần Văn Truyền (báo của ông Hoa đưa tin đúng) mà Chính quyền khởi tố ông ngay, khi chưa làm rõ những “sai phạm” khác của tờ Người Cao Tuổi, thì sẽ gửi một thông điệp rất xấu đến công chúng.“. Sự thực ông Kim Quốc Hoa bị khởi tố không phải vì chống tham nhũng hay viết về ông Truyền, mà vì những sai phạm trong việc quản lý, đăng tải những thông tin không đúng sự thật. Về phía cơ quan pháp luật, tôi tin rằng, họ đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự tại Báo Người Cao Tuổi và khởi tố bị can đối với ông Kim Quốc Hoa.
Cuối cùng, tôi không tin là việc khởi tố ông Kim Quốc Hoa là gửi một thông điệp xấu tới công chúng, trái lại nó mang ý nghĩa tích cực. Huy Đức nên nhớ pháp luật được làm ra để quản trị xã hội, nó không chỉ có ý nghĩa trừng phạt, mà còn có ý nghĩa răn dạy và giáo dục.
Với Huy Đức, tôi không nghi ngờ gì khi có người nói, đó là một bài viết có ý đồ xấu, bẩn tưởi.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA