Báo Thanh Niên định trao Đá Én Đất cho Trung Quốc ?
Sáng nay trên báo Thanh Niên xuất hiện một bài báo (Link trên) rất đáng chú ý trong đó có đoạn :
Bài viết trên tuy cố tình lập lờ không đưa nguồn dịch và làm cho độc giả nhầm tưởng họ lấy nguồn từ IHS Jane’s Defence Weekly , một tạp chí quốc phòng cực kỳ uy tín . Nhưng theo tìm hiểu của tôi , bài viết được dịch giả “Văn Khoa ” dịch từ bài viết: China to project power from artificial islands in South China Sea.
Trên Reuters-Một hãng thông tấn không chuyên về Quốc phòng và Quân sự cùng với nhiều hình thích “xào nấu” theo âm hưởng “dân gian ngày tết” khác, bài báo của Thanh Niên đã ra đời.
Tuy nhiên vì đều là hàng chắp gắp và có lẽ được đưa lên một cách vội vàng bởi một người không có kiến thức về quốc phòng Việt Nam ở mức tối thiểu , nhà báo Văn Khoa đã không biết các tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan trung thực khi đưa tin Đá Én Đất đang được Trung Quốc thực hiện bồi đắp phi pháp.
Reuters đưa tin nguyên văn:
“Work is also well established on Gaven, Cuarteron and Eldad Reefs, with the new dredging taking place on Mischief Reef.” Công việc cũng đang được THIẾT LẬP ở bốn bãi Gaven, Châu Viên, Én đất với việc nạo vét mới ở Vành Khăn.
Còn trên thực tế thì chúng ta vẫn giữ vững được chủ quyền ở Én Đất , vùng ta không tiến hành đóng quân nhưng vẫn thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam tại đây , ngăn cản thành công nhiều âm mưu của Trung Quốc .
Bác Thiềm Thừ (Quân) là một nhà báo am hiểu và nhiều lần ra Trường Sa đã viết trên blog của mình:
Én Đất là một trong những bãi ngầm ở Trường Sa liên tục bị Trung Quốc dòm ngó, tìm cách chiếm đóng, như đá Ba Đầu, đá Bàn Than…Họ thường xuyên rình rập, nếu ta lơ là thì họ sẽ đưa người, hoặc đưa “vật lạ” lên đó, rồi tìm cách đóng gữ lâu dài. Đã có rất nhiều lần họ thực hiện các hành động như vậy, và các lực lượng của ta đã ngăn chặn, hóa giải…Vụ ngày 8/4/2013, Cảnh sát biển Việt Nam đuổi gần chục “tàu cá lạ” gần bãi Én Đất chứng tỏ, ta vẫn đang kiểm soát được Én Đất. Mặt khác, có thể đây lại là một đòn thăm dò mới của Trung Quốc. Mình không nhanh, không kiên quyết, nó sẽ lấn tới ngay, như vụ bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham cách đây đúng một năm, ngày 8/4/2012.
Hay như trên báo Tiền Phong cũng đã đưa tin vào năm 2013 cũng dip sau tết:
Phát hiện gần 10 chiếc tàu cá lạ ở khu vực bãi đá cạn Én Đất, cách đảo Sơn Ca khoảng 13 hải lý về phía Đông, lập tức các chiến sĩ cảnh sát biển đang tuần tra gần đó được báo động. Tàu 4032 do đại úy Phạm Nguyên Phú làm thuyền trưởng đã chạy hết công suất hướng về phía mục tiêu. Từ xa thấy tàu của lực lượng cảnh sát biển, những chiếc tàu cá lạ đã quay mũi đi hướng khác. Tàu 4032 tiếp tục tăng tốc tiến gần sát tới những chiếc tàu cá lạ.
Sau 30 phút tăng tốc, khi khoảng cách chỉ còn khoảng 400 mét, tàu 4032 đã phải dừng lại do bãi cạn, độ sâu không đảm bảo an toàn nên không thể tiến sát tới mục tiêu. Lúc này những chiếc tàu cá lạ cũng không còn hoạt động đánh bắt, đã thả neo.
Tuy không tiếp cận được mục tiêu nhưng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã ghi lại hình ảnh những chiếc tàu này. Bước đầu xác định có 7 tàu cá nghi của Trung Quốc và một tàu “hộ tống” tàu cá có trọng tải khoảng 500 tấn, có cả cần cẩu trên tàu.
Theo Cục Cảnh sát biển Việt Nam, thời gian vừa qua, lực lượng cảnh sát biển đã phát hiện hàng nghìn lượt chiếc tàu cá nước ngoài hoạt động vi phạm vùng biển Việt Nam. Trong đó xuất hiện nhiều ở vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Lực lượng cảnh sát biển đã tổ chức nhiều chuyến tàu tuần tra, kiểm soát, xua đuổi những chiếc tàu này.
Sau một thời gian xua đuổi liên tục, lượng tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam đã giảm hẳn. Lực lượng cảnh sát biển cũng đã kiên quyết không để bên ngoài lợi dụng, tạo cớ làm phức tạp tình hình, biến vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp theo ý đồ lâu dài của nước ngoài.
Có mặt trên chiếc tàu 4032 hôm qua (8/4), PV Tiền Phong đã ghi lại một số hình ảnh về lần “xuất trận” của lực lượng cảnh sát biển, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tàu lạ đang đánh bắt cá trái phép tại vùng biển Sơn Ca -Én đất
Tóm lại: Bài báo của tác giả Văn Khoa trên Thanh Niên điện tử sáng nay thể hiện sự yếu kém trong tác nghiệp khi không tìm hiểu rõ ràng nguồn tin cũng như về những thứ mà mình đang viết. Chẳng biết có phải tại bánh chưng – dưa hành ngày tết làm ra bài báo đầy chất mụ mị này không nữa. Tuy nhiên với kiểu viết tắc trách này, tôi không cảm thấy bất ngờ khi sẽ có nhiều bác khác, nhiều trang tin khác đăng lại, dẫn lại và coi đây là tư liệu “chính thông” để rồi Trung Quốc thắng lợi hoàn toàn trên truyền thông ở chính Việt Nam.
Một người bạn đã nói với tôi: Cả Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, nhưng chính chúng ta lại làm cho người dân tưởng chúng ta đang mất đi Hoàng Sa-Trường Sa trên truyền thông mạng trong khi ta đang thắng thế ngoài thực địa.
Xem thêm :
TÌM HIỂU TƯ LIỆU TRUNG QUỐC VỀ ÉN ĐẤT :
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Đá Én Đất ( chữ đỏ ảnh cuối ) nằm sâu trong vùng kiểm soát của Việt Nam tuy nhiên đây lại là khu vực mà phía Trung Quốc đánh giá là vô cùng quan trọng .Trên thực tế nguồn của Trung văn chỉ ra rằng phía Trung Quốc chưa đóng quân tại đây . Khi tìm hiểu kĩ hơn thì tin đồn Trung Quốc kiểm soát Đá Én Đất được phía Philippin tung ra vào tháng 2 năm 2014 với việc cho rằng phía Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đá này .
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Yan nói rằng Trung Quốc đã tham gia vào các hoạt động cải tạo đất trong các rạn san hô An Đạt tiêu ( Én Đất ) và đưa ra một bức ảnh làm bằng chứng :
Vì vậy nên mới có việc các hãng truyền thông liên tục đưa tin cho rằng Én Đất là vùng do phía Trung Quốc kiểm soát. Tuy nhiên đến ngày hôm nay là tháng 2/2015, ở một điểm nóng như Én Đất mà vẫn chưa có bất cứ công trình xây dựng nhân tạo hữu hình nào được hình thành, hiển nhiên những điều đưa trên là chưa có căn cứ.
Nguồn: Tìm lại sự thật
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới