Hoàng Hữu Phước, MIB
Vụ tấn công tòa soạn tạp chí Charlie Habdo ở Paris ngày 07-01-2015 vừa qua đã cho thấy bằng mắt và nghe bằng tai những đoạn tin cùng những đoạn phim về cuộc tuần hành của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Paris tỏ sự đoàn kết chung trong đại cuộc chống Hồi Giáo khủng bố. Và tấm bảng ghi Je Suis Charlie trên tay mỗi người như một thách thức rằng tôi đây là Charlie Habdo. Thế nhưng, một tấm bảng khác được nói đến bởi Ông Mehdi Hasan, giám đốc chính trị của tờ Huffington Post, Vương Quốc Anh, cộng tác viên của tờ Tân Chính Khách, tờ báo đã cùng đăng tải bài viết sau. Bản dịch tiếng Việt do Hoàng Hữu Phước thực hiện. Kính mời các bạn đọc qua để có thêm cái nhìn khác chiều từ người trong cuộc vì đây là lẽ công bằng
*********
Là người Hồi Giáo, tôi ngấy đến tận cổ cái thói đạo đức giả của các nhà chính thống về tự do ngôn luận
13-01-2015
Các bậc thức giả độ lượng tôn kính,
Quý vị và tôi không ai ưa George W. Bush. Ắt quý vị còn nhớ lời tuyên bố trẻ nít của ông ta sau sự cố 9/11 rằng “hoặc là quý vị theo chúng tôi, hoặc là quý vị theo bọn khủng bố”? Ấy vậy mà trước sự trỗi dậy của một cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng khác, dường như quý vị lại cập nhật cái khẩu hiệu của Dubya rằng hoặc là quý vị ủng hộ tự do ngôn luận hoặc quý vị chống lại nó. Hoặc quý vị là Charlie Hebdo, hoặc quý vị là kẻ cuồng tín ghét bỏ tự do.
Tôi đang viết cho quý vị để nêu một yêu cầu đơn giản: xin hãy đừng như thế nữa. Quý vị cho rằng mình đang bất chấp bọn khủng bố, trong khi trên thực tế, quý vị đang đùa bỡn đưa mình vào bàn tay vấy máu của chúng bằng cách tự mình chia rẻ và biến thành quỷ dữ. Ta và chúng. Phe Tây phương được khai sáng tự do, và phe Hồi Giáo man di lạc hậu. Quý vị luôn mồm kể với chúng tôi rằng cuộc thảm sát ngày 7 tháng 1 ở Paris là cuộc tấn công vào tự do ngôn luận. Vị cựu tổng thống bảo thủ Pháp Nicolas Sarkozy đồng tình và gọi đó là “cuộc chiến tranh tuyên bố chống lại nền văn minh.” Còn vị dân biểu Jon Snow của tự do cánh tả cũng nói như vậy khi bảo trên Twitter về “sự xung đột giữa các nền văn minh” và liên hệ tới “niềm tin của châu Âu vào tự do ngôn luận“.
Giữa những tang tóc sau cuộc thảm sát ở Paris, thói đạo đức giả và sự điêu ngoa bung ra lúc nhúc. Đúng vậy, vụ tấn công là một hành vi độc ác không thể biện minh, một sụ tàn sát tàn nhẫn không thể tha thứ nhằm vào những người vô tội. Nhưng đó có thật là “nỗ lực sát hại tự do ngôn luận” (lời Mark Austin của ITV), hoặc là sự “phỉ báng” ý tưởng của chúng ta về “tự do tư tưởng” (lời Stephen Fry)? Đó là một tội ác, chứ không phải là hành động gây chiến, được gây ra bởi những thanh niên bất mãn bị làm cho trở thành cực đoan không phải vì mấy hình vẽ ở châu Âu năm 2006 hoặc 2011 về Nhà Tiên Tri, mà hóa ra bởi vì những hình ảnh tra tấn của Mỹ tại Iraq năm 2004.
Xin hãy hiểu vấn đề như vậy. Chẳng ai trong chúng ta tin tưởng vào một quyền không hạn chế của tự do ngôn luận. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng sẽ luôn có những lắn ranh giới hạn mà, vì mục đích luật pháp và trật tự, không được vượt qua; hoặc vì mục đích khuôn phép lễ nghi và sự tế nhị tinh tế mà không được xâm phạm. Cái khác biệt giữa chúng ta là ở chỗ những đường ranh ấy nên được vạch ra từ đâu.
Thử hỏi các ấn phẩm của quý vị có vẽ tranh biếm họa chế giễu Holocaust nghĩa là về người Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát? Không có chứ gì? Thế có tranh biếm họa chế giễu nạn nhân vụ 9/11 nhày xuống từ tòa tháp đôi? Tôi không cho là quý vị dám vẽ như thế (và tôi vui vì không có những tranh biếm họa như vậy). Xin quý vị xét đến cái “thí nghiệm tư duy” do nhà triết học Brian Klug ở Đại học Oxford đề xướng rằng “Hãy tưởng tượng nếu có người nhập vào đoàn diễu hành tại Paris vào ngày 11 tháng 1, mang một biểu ngữ ghi dòng chữ Je suis Cherif , tức tên của một trong những kẻ sát thủ vụ Charlie Hebdo. Vị triết gia này còn nói thêm rằng giả sử ông ấy “mang một tấm bảng có hình biếm họa vẽ chế giễu các nhà báo bị sát hại, thì đám đông sẽ phản ứng ra sao, có cho là vị triết gia đơn thân độc mã này là anh hùng dám đứng lên thể hiện quyền tự do và tự do ngôn luận, hay là đám đông sẽ bị xúc phạm một cách sâu sắc? . “Đám đông ắt đã phản ứng ra sao nhỉ? Liệu họ có nhìn nhận cá nhân đơn độc này là một vị anh hùng, đứng lên thể hiện quyền tự do và quyền tự do ngôn luận? Liệu đám đông có đã bị xúc phạm sâu sắc?” Quý vị có đồng ý với kết luận của triết gia Klug rằng người đàn ông “đã có may mắn đi thoát được khỏi đám đông mà vẫn còn sống” không?
Hãy làm rõ điều này: tôi đồng ý là không có lý do bất kỳ để biện minh cho việc bắn hạ các nhà báo hoặc các họa sĩ vẽ tranh biếm họa. Tôi không đồng ý với quan điểm của quý vị cho rằng quyền tự do xúc phạm sẽ không dẫn đến việc chịu trách nhiệm tương ứng; và tôi không tin rằng một quyền tự do xúc phạm sẽ tự động được chuyển thành một nghĩa vụ phải xúc phạm.
Khi quý vị nói “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie đây), liệu đó có là sự tán thành sự mô tả của Charlie Hebdo khi (trước đây) đã vẽ Ông Bộ trưởng Tư pháp Pháp Christiane Taubira, một người gốc Phi, thành một con khỉ? Hay về những biếm họa thô thiển vẽ những người Ả Rập có chiếc mũi to đùng có thể khiến Edward Said phải cựa mình dưới mộ?
Đả kích nạn phân biệt chủng tộc bằng cách tái tạo hình ảnh phân biệt chủng tộc một cách thô bạo là một chiến thuật trào phúng khá khả nghi. Ngoài ra, như cựu nhà báo của Charlie Hebdo là Olivier Cyran đã tranh cãi năm 2013, rằng một “chứng thác loạn thần kinh Bài Hồi Giáo đang dần tràn ngập tạp chí Charlie Habdo từ sau vụ 11/9 (ở Mỹ), mà sau đó tán thành một cách đầy hiệu quả các cuộc tấn công nhằm vào “những thành viên của một tôn giáo thiểu số không có ảnh hưởng nào trong các hành lang quyền lực“.
Đó là những lý do mà tôi không thể “là”, và cũng không muốn “trở thành” Charlie – mà nếu phải là cái gì khác thì chúng tôi muốn là Ahmed, viên cảnh sát đạo Hồi đã bị giết chết trong khi bảo vệ quyền tồn tại của tạp chí Charlie Hebdo. Như tiểu thuyết gia Teju Cole đã nhận xét, “Có thể bảo vệ quyền phát ngôn tục tĩu mà không thúc đẩy hoặc tài trợ cho nội dung của lời phát ngôn đó.”
Thế sao quý vị đã luôn im lặng về các tiêu chuẩn kép quá lộ liểu đó? Quý vị không biết rằng Charlie Hebdo sa thải họa sĩ biếm họa cựu binh người Pháp Maurice Sinet năm 2008 vì đã có phát biểu bị cáo buộc chống Do Thái ư? Thế quý vị không nhận thức được rằng Jyllands-Posten, tờ báo Đan Mạch đăng tranh biếm hoạ của Nhà Tiên Tri Mohamed năm 2005, đã từng cấm đăng các tranh biếm họa Chúa Jesus vì sợ sẽ “gây một làn sóng phản đối” và tự hào tuyên bố “trong mọi trường hợp sẽ không xuát bản các tranh giễu cợt Holocaust (dân Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát) “ ?
Người Hồi giáo, tôi cho rằng, ắt có bản lĩnh chịu đựng những lời công kích cá nhân hơn so với các người anh em Kitô giáo và Do Thái Giáo của họ. Bối cảnh cũng quan trọng không kém. Quý vị yêu cầu chúng tôi phải cười với một biếm họa về Đấng Tiên Tri, trong khi lại làm ngơ trước những lăng nhục Đạo Hồi trên toàn lục địa (quý vị có đến thăm Đức gần đây chưa?) và sự kỳ thị chống lại người Hồi giáo lan rộng trong giáo dục, việc làm, và đời sống công cộng – đặc biệt là ở Pháp. Quý vị đòi người Hồi giáo phải tuyên bố chống lại một dúm phần tử cực đoan xem đó như một mối đe dọa hiện hữu đối với tự do ngôn luận, trong khi vẫn nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe dọa lớn hơn nhiều đối với tự do ngôn luận mà các nhà lãnh đạo dân cử đã nêu lên.
Liệu quý vị không lấy làm phiền lòng khi thấy Barack Obama, người yêu cầu Yemen tống giam vào ngục nhà báo Abdulelah Haider Shaye vì tội dám chống lại việc Mỹ sử dụng các máy bay không người lái (trên không phận Yemen), sau khi bị kết tội có liên quan đến khủng bố tại một phiên tòa luật rừng – hùa theo bầy đàn mang tên tự do ngôn luận? Quý vị không thấy phát ốm khi thấy Benjamin Netanyahu, Thủ tướng của một nước chịu trách nhiệm cho việc sát hại bảy nhà báo ở Gaza năm 2014, tham dự “cuộc diễu hành đoàn kết” ở Paris? Bibi (nickname của Netanyahu) còn được nhập bọn bởi Angela Merkel, Thủ tướng của một nước có luật rằng ai dám phủ nhận Holocaust (cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái do Đức Quốc Xã tiến hành) sẽ bị phạt tù giam đến năm năm, và David Cameron, người muốn cấm không được xuất hiện trên truyền hình các phần tử cực đoan không bạo lực nào muốn “lật đổ nền dân chủ“.
Và rồi còn độc giả của các quý vị nữa chứ. Xin hãy có đôi lời với họ. Theo một cuộc thăm dò dư luận của YouGov năm 2011, có đến 82% cử tri ủng hộ việc truy tố hính sự những người biểu tình nào dám đốt bỏ các cây anh túc (chế thuốc phiện) cơ đấy.
Rõ ràng là không chỉ có người Hồi giáo là bị xúc phạm.
Trân trọng,
Mehdi Hasan
Giám đốc chính trị, Huffington Post, Vương Quốc Anh, cộng tác viên của tạp chí chính trị Tân Chính Khách, Vương Quốc Anh.
Bài cùng được đăng tải trên Hufington Post và New Statesman.
*********
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA