ĐI VIẾNG ĐÁM TANG HAY ĐI GIƯƠNG BĂNG RÔN PHÁ ĐÁM?

Người xem: 261

Cuteo@

Người xưa dạy “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bởi thế, thái độ của con người trước cái chết, trước nỗi bất hạnh của người khác, luôn phản ảnh trình độ giáo dục và nền tảng đạo đức của con người ấy. 

Với suy nghĩ ấy, việc lợi dụng đám tang để khuếch trương thanh thế cho một cái gì đó tất nhiên rất đáng kinh bỉ. Đám tang cụ Hoàng Thị Ái Khoát, mẹ của Nguyễn Hữu Vinh là một ví dụ điển hình. Và những kẻ nhân danh các hội nhóm, băng đảng bất hợp pháp kia chính là lũ kền kền chuyên kiếm ăn trên nỗi đau khổ của người khác. (Hình trên: Nguyễn Huệ Chi đang lợi dụng đám tang cụ Hoát để vu cáo chính quyền). Trường hợp này, chỉ có đám lưu manh chính trị ở Việt Nam mới có thể nghĩ ra.

Nhà giáo Hoàng Thị Ái Khoát ra đi ở tuổi 95, và được nhà nước tổ chức lễ truy điệu rất trang trọng tại nhà tang lễ Quốc Gia Trần Thánh Tông. Điều này phản ánh thái độ nhân văn của nhà nước đối với những người có công với đất nước, và phù hợp với đạo lý, với truyền thống của người Việt Nam.


Nói thêm, cụ Hoàng Thị Ái Hoát là vợ của cụ Nguyễn Hữu Khiếu (1915 – 2005), nguyên là ủy viên Trung ương Đảng khóa III và khóa IV, nguyên là bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa rồi Bình Trị Thiên, đại sứ VNDCCH tại Liên Xô cũ. 

Ngày nhà nước tổ chức truy điệu và đưa tang cụ Hoàng Thị Ái Hoát, Nguyễn Hữu Vinh đang trong chốn tạm giam do có những hoạt động chống phá nhà nước. Ngay sau khi bị bắt, chính đám cơ hội chính trị khoác áo “dân chủ” đã công khai kết luận rằng, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt và cô độc chính là do khi còn hoạt động đã chọn con đường “hoạt động một mình“, không chịu đứng vào trong một tổ chức “xã hội dân sự” hay băng đảng nào (như chúng).

Như thường lệ, hễ thấy ở đâu có đám tang, đám “dân chủ” cuội kia là lập tức mò đến và trường hợp của mẹ Nguyễn Hữu Vinh cũng không phải ngoại lệ.


Những người tinh ý một chút, có thể thấy, chúng đến không vì Nguyễn Hữu Vinh, cũng chẳng vì tiếc thương những người đã khuất. Chúng đến để lợi dụng đám tang, biến đám tang thành một cuộc cãi vã, thành nơi tố cáo chính quyền, đòi thả những tên tội phạm, và cao hơn là biến một đám tang thành diễn đàn “đấu tranh chính trị“. 


Đám tang cụ Hoát, trong không khí trang trọng, ngoài thân nhân của cụ, còn có rất đông các bộ ngành, tổ chức, các nhân đến chia buồn cùng gia đình, người ta cũng còn thấy, những khuôn mặt nhầu nhĩ giả bộ buồn đau lảng vảng và xuất hiện. Cũng nén nhang trên tay, cũng khệ nệ vòng hoa, cũng mùi xoa chấm mắt, với ánh mắt liếc ngang liếc dọc. Kẻ vào trong trà trộn chốn đông người, kẻ ở ngoài dớn dác điện thoại với máy ảnh, máy quay lủng lẳng. Xa hơn nữa, người ta cũng nhận ra một đội quân dán nhãn “dân oan” với khẩu hiệu phản cảm in ngược xuôi đầy mình đang trực chờ đợi lệnh phá đám.


Trong đám đông ấy, không khó để nhận ra những khuôn mặt mang danh nhân sĩ trí thức như: Nguyễn Trung, Bùi Đức Lại, Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Quang A, Tô Văn Trường, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Đông Yên, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Nhà văn Nguyên Bình, Phạm Viết Đào, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Thanh Giang, Đào Tiến Thi, Luật sư Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn, Nguyễn Xuân Diện… Cùng đám thảo khấu Dòng chúa Cứu Thế Thái Hà (HN), Dân oan Dương Nội, Hội Bầu Bí tương thân, Hội Nhà báo Độc lập, Ban Vân động Văn đoàn Độc lập, các CLB Bóng đá No-U và FC-Hoàng Sa,… 





  

Ai cũng biết, cụ Nguyễn Hữu Khiếu, và cụ Hoàng Thị Ái Khoát không hề có mối liên hệ nào với đám này, nhưng ai cũng biết chúng có mặt ở đây là để nhằm biến đám tang một nhà giáo được nhà nước tổ chức thành chốn biểu tình chính trị.

Người ta tự hỏi: Nếu như có tấm lòng thành kính với người đã khuất, và đi với tư cách là người dân, thì sao không đề tên cá nhân mà lại đề tên của cái gọi là “nhóm xã hội dân sự” vốn không được pháp luật cho phép, thậm chí còn thậm thụt những băng rôn đòi thả Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh? Phải chăng, đó là một cách chia buồn cùng gia đình? (xem hình bên trên).


Chính Lã Việt Dũng nói với RFA: “nhiều người đã đấu tranh với công an ngay tại bàn tiếp tân và cuối cùng thì công an nhượng bộ cho mang vòng hoa không có băng rôn vào phúng điếu“. Vậy câu hỏi đặt ra, họ mang băng rôn đến một đám tang do nhà nước tổ chức để gây sự với công an hay để chia buồn cùng gia quyến?

Nguyễn Huệ Chi cũng lợi dụng cái chết của cụ Hoàng Thị Ái Hoát để có dịp ghi vào sổ tang những dòng chữ làm vấy bẩn hình ảnh pháp luật hiện hành và vu cáo chính quyền. 


Những dòng chữ dưới đây đã lột mặt nạ của Nguyễn Huệ Chi và đồng bọn. Ông ta lợi dụng đám tang để tuyên truyền chống nhà nước chứ không phải vì thương xót cụ Hoát.


Ảnh bên: Nguyễn Huệ Chi viết vào sổ tang rằng Vinh bị bắt vì yêu nước, nhưng thực tế là anh ta lợi dụng mác yêu nước để chống phá nhà nước.

Cần nhớ, cụ Hoàng Thị Ái Khoát là một nhà giáo, là vợ của nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, đã có nhiều cống hiến cho đất nước. Chính những kẻ phá đám kia lại là những kẻ đang cố tình đạp đổ tất cả những gì mà 2 cụ cùng biết bao thế hệ người Việt Nam chân chính dựng nên. Và việc, chúng lợi dụng đám tang cụ Hoát và bao nhiêu người khác nữa nhằm thực hiện những mưu đồ bẩn thỉu có lẽ là hành đáng lên án nhất.


Hãy để cụ yên nghỉ, và đám chấy rận kia đừng có bôi bẩn, làm hoen ố thanh danh của cụ bằng những vòng hoa với băng rôn bẩn tưởi của những băng đảng bất hợp pháp kia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *