Những ngày gần đây, trên các diễn đàn FB không ngừng “xôn xao” về 1 bức ảnh một khu nhà với 2 dòng chữ bằng tiếng Hoa và tiếng Việt: 中国·越南城、/ Trung Quốc ▪ Thành phố Việt Nam.
Bức ảnh này ban đầu được đăng trên facebook của 1 nữ “dân chủ”, tên Lan Le (diện mạo cô này có vẻ như 1 người Việt gốc 1 dân tộc thiểu số nào đó ở Tây Tạng & còn lấy tên TQ là Tenzin Yang Lha). Cô này đăng ảnh và chú thích: “Khu phố Tàu ở Bình Dương , công khai để biển : VN là thành phố của Tàu. Ảnh từ FB Ku Mon”.
Nhưng khi người xem hỏi đường link của Ku Mon thì cô ta không trả lời nên chúng tôi tạm thời xem như ảnh / thông tin xuất phát ban đầu từ cô ta.
Ngay sau đó, Việt Tân, đám chó săn cho ngoại bang đã đăng lại ảnh này (như các bạn thấy dưới đây).
Câu hỏi đặt ra là cho bất cứ người Việt nào khi nhìn thấy bức ảnh này là:
Có phải bức ảnh được chụp ở Bình Dương hay một nơi khác?
Có phải bức ảnh là thật hay chỉ là một sản phẩm của công nghệ?
Có phải là một âm mưu nào đó sau bức ảnh?
Có phải là Trung Quốc Thành phố Việt Nam như hàng chữ tiếng Việt kia?
……
Tất nhiên, tôi chẳng chút mảy may tin vào những điều mà những kẻ có căn bệnh di truyền phản quốc như tụi này thải ra. Mọi chuyện trên đời đều có thể xảy ra, vì một lý do nào đó, nhưng nếu được xử lý qua não bộ chó săn của chúng, tất cả đều bốc mùi. Rất thối!
Và tôi sẽ chứng minh điều đó ngay dưới đây.
Bức ảnh này không phải chụp tại Bình Dương
Có quá nhiều lý do để khẳng định điều này:
1. Bình Dương là nơi mới xảy ra vụ bạo loạn chống Trung Quốc cho nên “bố bảo” cũng chẳng có “thằng TQ” nào dám ra giữa phố Bình Dương mà làm cái “khẩu hiệu” này cả. Đây không phải thứ băng-rôn thông thường mà là các dòng chữ công phu, dán trên 1 tòa nhà kiểu trung tâm thương mại, nên điều đó càng khó xảy ra tại BD nếu mang hàm ý không tốt.
Sở dĩ lũ phá hoại chọn Bình Dương là vì chúng cố tình muốn đổ dầu vào đám tàn tro của vụ bạo động vừa qua. Lũ khốn!
2. Bình Dương là 1 đô thị mới phát triển nên kiến trúc của nó cũng khá hiện đại. Trong khi đó, tòa nhà trong ảnh lại là 1 kiểu kiến trúc hơi bị “quê mùa” và thường có ở các khu vực phía Bắc hơn là phía Nam. Đây là 1 nơi công cộng nhưng 1 thời gian sau khi thông tin về bức ảnh được đưa ra, chả có “thổ địa” Bình Dương nào có thể nói tòa nhà này ở đâu trong tỉnh nhà. Và những kẻ tung tin đồn nhảm, dĩ nhiên càng không thể chỉ ra điều đó. Các bạn có thể tham khảo kiến trúc tương tự tòa nhà này trong bức hình thứ 3, ở 1 nơi cách Bình Dương hàng nghìn kilomet: Vân Nam, Trung Quốc.
Tòa nhà có kiến trúc tương tự tại Vân Nam
3. Dòng chữ trên băng-rôn dù nhỏ & không đủ nhưng vẫn có thể thấy rõ:
– Hàng trên, sót lại 9 chữ TQ: 边境经济贸易交易会 , có nghĩa là: Hội chợ thương mại biên giới.
– Hàng dưới, còn sót lại vài chữ VN: Trung – Việt năm 2014.
Điều đó chỉ ra rằng, đây là 1 hội chợ thương mại vùng biên giữa VN & TQ năm 2014, cụ thể là vào tháng 11/2014 như thời gian bức ảnh được chụp.
Mọi chuyện như thế là quá rõ ràng phải không?
Bình Dương thì chắc chắn chẳng phải là 1 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc để mà tổ chức hội chợ vùng biên này, phải không?
Trên thực tế thì đây chính là Hội chợ thương mại biên giới Trung – Việt năm 2014, được tổ chức tại Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), nơi tiếp giáp với tỉnh Lào Cai, Việt Nam (hình 2).
Đây là Hội chợ thường niên, được tổ chức lần thứ 14, diễn ra từ ngày 8/11 đến 12/11/2014, là sự kiện thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác kinh tế, thương mại mang tính khu vực giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam, góp phần đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, giao lưu văn hóa, hợp tác kinh tế giữa hai bên, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.
Cụ thể, hội chợ được diễn ra ở Trung tâm thương mại quốc tế Trung Quốc – ASEAN (Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc) và cũng chính là nơi bức ảnh được chụp.
Họp báo Hội chợ thương mại biên giới Trung – Việt năm 2014
Sự thật về “Trung Quốc – Thành phố Việt Nam”
Như đã nói ở kỳ 2, tỉnh Lào Cai và Vân Nam của Trung Quốc là hai tỉnh giáp ranh, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai (phía VN) – Hà Khẩu (phía TQ). Hà Khẩu là một huyện tự trị của người Dao, thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, là nơi có ga nối đường sắt từ Côn Minh (thủ phủ của Vân Nam) đến Hà Nội và cũng là nơi tập trung chính các dự án hợp tác giữa Lào Cai và Vân Nam.
Với hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông, Lào Cai là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN qua cảng biển tới các tỉnh miền Tây Nam (Trung Quốc). Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai ngày càng sôi động. Trong giai đoạn 2010-2013, tổng kim ngạch XNK đạt gần 6,5 tỷ USD. Dự báo đến hết năm 2014, kim ngạch XNK qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai ước đạt gần 1,6 tỷ USD. Chính vì vậy, giữa Lào Cai và Vân Nam đã và đang có nhiều dự án thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế vùng biên mà một trong những dự án quan trọng và lớn nhất là Khu hợp tác kinh tế qua biên giới có diện tích rộng 11 km2, quy hoạch tại thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu.
Nằm trong phạm vi của khu hợp tác kinh tế qua biên giới có một dự án bất động sản của “công ty hữu hạn trực nghiệp Thiên Nguyên” có tên là “中国·越南城” và được dịch ra là “Trung Quốc – Thành phố Việt Nam”. Dự án này có vốn đầu tư 400 triệu nhân dân tệ, tổng diện tích 86 mẫu Anh (khoảng 34,4 héc-ta) trong đó diện tích xây dựng là 180.000 mét vuông, nằm cạnh bờ sông Hồng. Dự án được quảng cáo là “nơi thương trú tổng hợp”, “dung hợp văn hóa và phong cảnh ba nước Trung – Việt – Pháp”, “kiến trúc mang đầy yếu tố phong cách của Việt Nam, định vị chủ đề văn hóa mới toàn diện để thương gia và du khách khi đi lại trong đó như vào đến đất nước Việt Nam, có cảm tưởng “ở Trung Quốc mà cảm thấy như ở Việt Nam, Ở Việt thể ngũ Trung Quốc”,… Dự án này mới được mở bán ngày 11/09/2014, với chương trình khuyến mãi: “Đặt mua nộp trước 02 vạn được tính thành năm vạn, nhiều loại yêu tiên bất ngờ đáng mừng!”. Không biết chừng đám Vịệt Tân lừa đảo lắm tiền nhiều của đã đến đó “xí” vài lô rồi!
Về cách phiên dịch tên dự án này, tôi cho rằng có thể người ta đã dịch không chuẩn và điều này cũng không lạ nếu chúng ta xem xét các poster quảng cáo của họ bằng tiếng Việt, hệt như được dịch bằng “Google dịch”. Thứ nhất, tên gọi “中国·越南城” nếu dịch xuôi thì phải là “Trung Quốc – Việt Nam thành”. Ở giữa Trung Quốc và Việt Nam có dấu gạch nối “▪” thể hiện sự gắn kết 2 tên riêng vào thành 1. Thứ hai, trong poster quảng cáo của nhà đầu tư, có rất nhiều chỗ viết là “Phố Việt Nam – Trung Quốc”. Như vậy, đúng ra dự án này trong tiếng Việt phải gọi là “Khu đô thị Trung Quốc – Việt Nam”. Điều này cũng tương tự như cách đặt tên Bệnh viện Việt – Tiệp, BV Việt – Đức, BV Việt – Xô, trường Việt – Úc, trường Việt – Mỹ, trường Hà Nội – Amsterdam,… tức là thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác của đôi bên.
Nói tóm lại, đối với đám phản quốc, lưu vong thì tốt nhất “đừng nghe những gì chúng nó nói mà hãy nhìn những gì chúng nó làm”! Như trong quá trình tìm hiểu về việc này, nhiều bạn nói rằng tác giả của trò tung tin này, tức người có nick Lan Le nào đó là một kẻ tâm thần, chúng ta càng thấy rõ “trí tuệ” của các thành phần chống phá đất nước này. Do đó, hãy là những “người tiêu dùng (thông tin) thông thái” nếu không muốn bị xỏ mũi bởi một lũ tâm thần!
Doi-Mat.vn
Tin cùng chuyên mục:
Bà Harris phát biểu thừa nhận thất bại trước ông Trump
Thái độ nhà tu hành khi đi khất thực
Donald Trump tái đắc cử: Bước chân trở lại Nhà Trắng
Cuộc chiến chống buôn người và những luận điệu xuyên tạc