Khoai@
Đánh giá về nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là nhà văn nhân hậu, có tâm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược và không đồng tình với “nhân hậu kiểu Nguyễn Quang Lập” ấy. Để rộng đường dư luận, Khoai@ trích đăng một phần trong bài viết của nhà văn Chu Giang, đã đăng trên Văn Nghệ TP HCM số 290.
Đây là đoạn 4 có tựa: Từ bụng ta suy ra bụng người
Trong Chuyện ma 2 (Monday July 14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:
… Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ… ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.
Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc…
Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai.
Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.
Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc con gái.
Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch…
Một người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.
Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất, cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được… Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975.
Con người nhân hậu sao lại suy bụng ta ra bụng người như vậy!
P/s: Trích từ bài Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh của Chu Giang
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA