Sau khi làm tình thì làm gì?
Câu hỏi chỉ có tác dụng câu view chứ chả liên quan mẹ gì tới nội dung, thế mới nhắng, hehe.
Anh các cô vốn dĩ chả định bình luận gì vụ Công Phượng bởi cả hai phe truyền thông nhảy vào vụ này đều không làm anh turn on được. Tuy nhiên vì các cô chỗ đéo nào cũng thấy inh ỏi nên anh sẽ phân tích đôi chút râu ria hòng dạy các cô biết tỉnh táo với những gì gọi là hot news.
Với bất kì thằng làm PR nào dù là doanh nghiệp hay ở cấp chính phủ thì dùng truyền thông đi trước dọn đường là không có gì phải bàn cãi. Nếu có sẵn chủ đề thì tốt, nếu không có sẵn thì tạo ra chủ đề bằng một cách nào đó. Ngày xưa thì hơi phức tạp tí và thường phải bịa ra những đơn thư tố cáo lằng nhằng. Giờ nhẹ nhàng hơn thì có thể chỉ cần mấy con nỡm lên forum, Facebook tung tin là có thể vào kiểm chứng. Truyền thông xã hội đang song hành cùng truyến thông chính thống để tạo ra một thứ quyền lực mềm khủng khiếp most ever.
Các cô còn nhớ vụ Thánh vật ở sông Tô Lịch mà tờ Bảo vệ Pháp luật bỏ mẹ gì đấy đăng dài kì để rồi ra đi không kèn trống hem? Đằng sau câu chuyện ầm ĩ rất tâm linh ấy hoá ra lại là chạy án, hehe. Tức là đổ lỗi cho thánh thần và làm chùn tay những người cầm cân nảy mực. Truyền thông là vậy đấy. Tính thông tin vì mục đích cao cả thì ít mà là công cụ đánh đấm, lobby thì nhiều.
Câu hỏi đặt ra cho bất kì một bài báo, một chiến dịch nhiều lớp lang trên các mặt báo sẽ là ai được hưởng lợi đằng sau đấy. Từ sự đe doạ về ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh dịch truyền nhiễm rồi giáo dục rồi kinh tế rồi an ninh quốc phòng đều dẫn đến câu hỏi rằng ai hưởng lợi. Có phải lũ bần nông các cô không? Tất nhiên có thể liên đới, hehe; nhưng hưởng lợi thích đáng thì quên mẹ đi bọn gẳm.
Vậy thì câu hỏi logic cho vụ con chim Công Phượng này sẽ là ai là thằng hưởng lợi từ đấy?
Các cô ư? Rõ ràng đéo phải. Công Phượng có khai gian tuổi hay không thì nồi cơm nhà các cô cũng chả khá hơn tí nào. Tinh thần của các cô cũng không vui sướng hơn tí nào và đạo đức các cô cũng chả thế sáng ngời hơn.
Khoan nói về lợi ích tăng rating của CĐ24, khoan nói về lợi ích câu bài của các báo, khoan nói về lợi ích câu view của bọn bloggers, kệ con mẹ bọn truyền thông chúng nó, hehe.
Người có lợi ở đây lại là Hoàng Anh Gia Lai với sự dính líu không hề nhẹ tới Công Phượng. Các ông bầu làm bóng đá không hẳn vì tình yêu với bóng đá cũng không hẳn lợi nhuận tiền trực tiếp thu về từ kinh doanh thể thao (đéo bõ chua mép) mà đến từ việc thu hút sự chú ý của truyền thông và công luận. Một HAGL mần bất động sản, làm đồ gỗ, trông cây nông nghiệp chả có dek gì thu hút công chúng ngoại trừ những đồn thổi xấu xa về việc chặt phá rừng, lợi dụng đất để khai quặng, đối xử không ra gì với dân thuộc vùng dự án,… Nhưng một HAGL mần bóng đá chuyên nghiệp đỉnh cao thì khác. Đa phần là những yêu mến và hâm mộ. Sau Kiatisak, anh chàng người Mỹ gốc Việt thì hẳn phải là Công Phượng, không thể khác được, hehe.
Trong mắt bần nông cả xứ, HAGL với học viện Asernal VMG của mình là nơi nhào nặn biến một cậu bé nhà quê nghèo đói lên thành ngôi sao sáng. Một hình ảnh lung linh ơi là lung linh. Sự bảo vệ trước mũi dùi của CĐ24 sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt chưa từng có.
Kẻ thứ hai được lợi ở đây, thật bất ngờ, lại là một cơ quan chính phủ. Bộ Cam hẳn vẫn chưa quên mảng quản lý lý lịch béo bở lại chuyển về Bộ Tư pháp. Không hiểu lý do gì mà trước giờ Cam phường vẫn xác minh lý lịch cá nhân được với chi phi thấp và tức thời thì nay nhân dân sẽ phải qua Sở Tư pháp nạp 200k ông Cụ và chờ nửa tháng. Thế thì với tình trạng giấy khai sinh, chứng minh nhân dân lộn xộn của Công Phượng thế này thì chả phải là cũng nên để Bộ Tư Pháp quản lý sao, hehe. Đến trại giam còn lấy về được thì mấy cái lìu tìu kia há là cái thá gì.
Còn Công Phượng, nàng sẽ đi đâu về đâu? Biết mẹ đâu được, còn tuỳ vào sóng nó xô có quá tầm kiểm soát của các bạn tham gia trong game không chứ. Tuy nhiên, đốt cả dãy Trường Sơn còn chả ngại thì một mình con chim chích ấy có là cái đéo gì, có phỏng. Đi đâu cũng còn bởi các anh thương cỏn tới đâu.
Như vậy, nhẽ sau khi làm tình thì làm tội
Nguồn Loc
Tin cùng chuyên mục:
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga