Khoai@
Nhân chuyện Võ Thị Hảo viết bài “Ai bảo kê cho tra tấn” đăng trên RFA và được các loại mõ truyền thông đăng lại. Khoai@ cho đăng lại bài viết này, và sau đó sẽ có entry về bài viết trên.
Đọc bài “Ngày tang khốc cho dân tộc Việt Nam” của nhà văn Võ Thị Hảo được đăng trên BBC Tiếng Việt, và được trang Quê Choa của Bọ Lập đăng lại. Một bài khá dài với nội dung đề cập đến việc Quốc hội phê chuẩn Hiến pháp 2013.
Lèo lái, trí trá ngược xuôi để rồi cuối cùng Võ Thị Hảo kết luận xanh rờn, việc Hiến pháp mới 2013 ra đời là một ngày tang khốc cho dân Việt Nam.
Vậy tại sao Võ Thị Hảo lại cuồng ngôn với BBC rằng: “Hiến pháp mới sửa đổi gạt ra ngoài những quyền lợi quan trọng của dân”, và rằng, “đó lại là một ngày tang khốc cho tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam”?28/11/2013, ngày mà Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi (HP), với tỉ lệ tán thành gần tuyệt đối 99, 59% đã tiếp nối bữa tiệc mừng kéo dài của một nhóm quyền lợi gần như vô giới hạn”.
Hẳn ai cũng biết, sau một thời gian khá dài lấy ý kiến góp ý vào bản Dự thảo Hiến pháp mới, cuối cùng, ngày 28/11/2013 Quốc hội khóa VI thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với tỉ lệ tán thành 9, 59%. Mình nghĩ, con số này đã nói lên nhiều điều, và ít nhất nó thể hiện được tâm nguyện của người dân Việt Nam trong thời khắc này.
Thực lòng, tôi không mấy bất ngờ khi có 2 đại biểu không nhấn nút, tức không biểu quyết. Mình cũng sẽ không ngạc nhiên khi có những ý kiến trái chiều được thể hiện ở việc nhấn nút phủ quyết. Điều đó thể hiện tính dân chủ, và phần nào bộc lộ xu hướng phản biện xã hội đối với các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Nói như Blogger Hiệu Minh (bác Tổng Cua), thì đa số chưa chắc đã đúng, thiểu số chưa chắc đã sai, vì thế 2 đại biểu không nhấn nút chúng ta cũng nên trân trọng. Nếu đem so sánh Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, rõ ràng sự tiến bộ là rất đáng kể. Các chuyên gia pháp luật nổi tiếng đã thống kê có ít nhất 12 điểm mới so với Hiến pháp 1992.
Một trong số các điểm mới đó không thể không nói đến quyền con người được đề cập trong Hiến pháp. Những quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được chuyển từ Chương 5 trong Hiến pháp cũ lên Chương 2 của Hiến pháp mới. Như vậy, riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Chúng ta cũng thấy, tên chương cũng đã có sự thay đổi, trước đây là “quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân”, tức là chúng ta đã đánh đồng khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” (nhưng thực tế thì quyền con người rộng lớn hơn quyền công dân), thì nay tên chương là “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân“. Điều này thể hiện Nhà nước đã có những nhận thức mới về quyền con người, đặc biệt coi trọng và cam kết bảo đảm quyền con người, quyền công dân đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Trường hợp nào cần hạn chế đến quyền con người, quyền công dân thì phải do Hiến pháp, luật định trong những trường hợp thật cần thiết vì những lý do rất cụ thể đã được quy định rõ trong hệ thống pháp luật.
Tất nhiên, với bản Hiến pháp này, Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để những quyền con người đã được hiến định đi vào cuộc sống. Nói về quyền biểu tình, lập hội, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc Hội đã nói: “Quyền về tự do dân chủ, lập hội, biểu tình không chỉ quy định trong Hiến pháp lần này mà cả các bản Hiến pháp trước đây. Để triển khai thực hiện thì rõ ràng tới đây phải ban hành luật để quy định rõ điều kiện, thủ tục trình tự…”.
Rõ ràng, bản Hiến pháp mới đã có rất nhiều tiến bộ, và hơn hết nó phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam. Chính các đại biểu của người dân, tức các đại biểu Quốc Hội đã bấm nút bày tỏ thái độ không chỉ của họ mà còn là thái độ của người dân đối với bản Hiến pháp 2013. Việc Võ Thị Hảo cuồng ngôn như vậy thể hiên sự tha hóa lệch lạc về tầm nhìn, hoặc vì động cơ phủ định sạch trơn những cố gắng của các đại biểu Quốc hội trong thực thi nhiệm vụ đại biểu cho người dân. Sâu xa hơn, đó là sự kích động, gây chia rẽ đoàn kết giữa đảng và dân.
Để minh chứng cho lời nói của mình, rằng “Hiến pháp này là hiến pháp của đảng”, Võ Thị Hảo trơ trẽn dùng tiểu xảo trích dẫn để dẫn lời ông Uông Chu Lưu trên báo Tuổi Trẻ Online để lừa bịp người đọc, và đánh lận con đen.
Hãy xem Võ Thị Hảo trích dẫn những gì:
Trong lời nói đầu của HP ghi rằng “nhân dân Việt Nam (VN) xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”. Điều đó có đáng tin? Ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch QH đã trả lời PV báo Tuổi trẻ (ngày 29/11/2013): “… quá trình tham gia, quá trình chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp thì có thể nói rằng đây là một quá trình thể chế hóa cương lĩnh, cụ thể hóa những điểm lớn, những mục tiêu lớn mà Đảng đã đề ra”.
Vậy khi đọc Tuổi Trẻ Online bằng cách vào google, tra cụm từ mà Võ Thị Hảo trích trong bài, bạn thấy gì?
Trong bài “Đảng gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản Hiến pháp” trên Tuổi trẻ (xem ở đây) có đoạn ông Uông Chu Lưu trả lời phóng viên Tuổi Trẻ, xin trích nguyên văn:
Bản sửa đổi Hiến pháp lần này đã thể chế hóa được cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy đại đoàn kết dân tộc, đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, và có thể nói là đã phân định được rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
(xem ảnh dưới, được chụp từ màn hình)
Tinh ý một chút, nếu đem so sánh câu trích dẫn của Võ Thị Hảo với câu của ông Uông Chu Lưu đã được Tuổi trẻ online trích dẫn ta sẽ thấy câu trích dẫn đã bị thêm đoạn đầu và bớt đi đoạn cuối. Lối trích dẫn này làm cho người đọc hiểu sai hoàn toàn phát biểu của ông Uông Chu Lưu và hiểu sai về bản chất của quá trình xây dựng Hiến pháp.
Như vậy có thể thấy, Võ Thị Hảo đã không trung thực khi viết bài, đã cắt xén câu chữ của ông Uông Chu Lưu để đánh lừa người đọc, nhằm chứng minh cho những nhận xét ác ý của mình về bản Hiến Pháp 2013. Là một cây bút sừng sỏ trong làng Văn Việt Nam, hơn ai hết Võ Thị Hảo hiểu được giá trị của những câu trích dẫn.
Các bạn cũng có thể tìm thấy sự việc tương tự của Võ Thị Hảo qua việc viện dẫn lời ông Phan Trung Lý trong bài viết và cũng dễ dàng thấy rằng, một cách ma mãnh đến khốn nạn, Võ Thị Hảo đã cắt xén những lời phát biểu của ông này.
Vì Thế, tôi không tin là Võ Thị Hảo có tâm sáng trong việc viết bài này.
Ở một đoạn khác, Võ Thị Hảo viết rằng:
Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó như đã xảy ra lâu nay: “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Không hiểu thứ tự do ngôn luận như Võ Thị Hảo đang diễn liệu có đúng quy định của pháp luật hay không? Có phải Võ Thị Hảo muốn nói đến thứ tự do ngôn luận vô chính phủ hay không? Chúng ta muốn tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, tiếp cận thông tin…nhưng không thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, của nhà nước, và đặc biệt là của công dân. Bà Võ Thị Hảo có thể tự do nói như thế, và tôi có thể nói về bà như đang viết, và đó là tự do. Tuy nhiên, cả tôi và bà không được đi quá xa, hay lạm dụng cái quyền của mình để làm mọi cách thay đổi thể chế chính trị này, như thế là phạm pháp. Tự do, nhưng bà không được tiếm danh nhân dân, thay mặt nhân dân, và càng không nên lấy lý do “tranh đấu vì dân” để phát biểu, thề thốt bằng cách xuyên tạc, bóp méo sự thật (như bà xuyên tạc lời nói của ông Uông Chu Lưu và ông Phan Trung Lý).
Bà cũng không thể nói câu: “Theo quy định của pháp luật” nghĩa là, sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn…”.
Trước hết, ai cũng biết Hiến pháp chỉ là “Luật Mẹ”, và vì thế không thể quy định trăm thứ cu ti tỉ muội vào đó được. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội người ta cần đến các văn bản Luật và dưới luật. Vì thế, không riêng Việt Nam, nước nào cũng phải ban hành các văn bản dưới luật, đó là sự thật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, một điều mà ai cũng hiểu là các văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với Hiến pháp, không được mâu thuẫn. Võ Thị Hảo căn cứ vào đâu mà dám khẳng định rằng: “sẽ tiếp tục thảm trạng muôn thuở tạo điều kiện cho nhà cầm quyền ban hành vô số luật và văn bản dưới luật trái HP để hạn chế quyền của người dân, tạo lợi ích cục bộ và kẽ hở cho tham nhũng, tiếp tục ưu tiên những tập đoàn, doanh nghiệp độc quyền thụt két nhà nước hàng tỷ USD, đẩy VN tới bên bờ vực của sự vỡ nợ khốn đốn”? Liệu đó có phải là sự hàm hồ có tính toán nhằm xuyên tạc bản Hiến Pháp này?
Trong một đoạn viết về “Dung dưỡng tham nhũng”, Võ Thị Hảo lại trơ tráo phát biểu, “Hiến pháp tiếp tục mở đường cho tham nhũng nhà nước lộng hành”.
Vẫn lối viết đó, với những minh chứng “vô tiền khoáng hậu”, không dẫn nguồn cũng chẳng cần mốc thời gian, từ “Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao”, “Theo một khảo sát quốc tế năm 2011”, rồi “Theo tiến sĩ Vũ Quang Việt”, cho đến “Báo cáo của nhóm chuyên gia trong Ủy ban kinh tế của QH” để kết luận: “Thế nhưng những con nợ kếch xù ấy vẫn được QH ưu đãi tiếp trong HP: DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Võ Thị Hảo đã lại một lần nữa dùng tiểu sảo trích dẫn để lừa bịp, dùng những gì thuộc quá khứ để “kết luận” một cách võ đoán cho tương lai. Quả thật, nếu tài “gia cát dự” như thế này, thì lời khuyên chân tình cho Võ Thị Hảo là hãy chuyển sang nghề “Tìm mộ liệt sĩ” thay vì viết bài gửi cho BBC may ra có ích cho đời.
Đến đây, chắc không ai ngạc nhiên về sự Bất Hảo trong con người mang tên Võ Thị Hảo.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA