Lâm Trực@
Hôm vừa rồi, biết trước đám zận sẽ lu loa, xuyên tạc việc cưỡng chế tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, Tre Làng có đăng bài “Bố con Cù Huy Hà Vũ lại tái xuất kiểu cù nhầy“. Quả nhiên, hôm nay, TS Nguyễn Xuân Diện lại chơi trò “Theo voi hít bã mía”, đăng bài “Hôm nay chính quyền HN sẽ cưỡng chế nhà 24 Điện Biên Phủ?“, hòng kích động dư luận chống đối, gây bất ổn xã hội.
Để rộng đường dư luận, LâmTrực@ sẽ lần lượt cho đăng những tư liệu chính thống liên quan đến vụ việc này.
Những tư liệu này sẽ lột mặt nạ của Cù Huy Hà Vũ cũng như Nguyễn Xuân Diện cùng đám zân chủ giả hiệu tại Việt Nam.
1.
Trước tiên là “Công văn số 327 V20” gửi Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thu ký Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Khánh Ký, ngày 27/3/1987. Các bạn nên nhớ, văn bản này được ký từ năm 1987, trả lời đề nghị của Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam về việc lập phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu từ năm 1986. khi Cù Huy Hà Vũ mới 30 tuổi, chưa có hoạt động chống phá nhà nước. Như vậy, bản thân nó đã chứng tỏ không hề có chuyện chính quyền trả thù Cù Huy Hà Vũ như BBC, RFA và những người tự xưng là các nhà dân chủ ở Việt Nam rêu rao.
2.
Nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình quản lý sử dụng và việc triển khai thực hiện các quyết định của thủ tướng chính phủ về nhà đất tại 24 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, thấy rằng, ngôi nhà này hiện thuộc sở hữu nhà nước, và bản thân Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn không phải là chủ sở hữu.
Nhà 24 ĐBP là biệt thự 2 tầng, có bằng khoán điền thổ số 150 và khuôn viên đất là 468 m2 do nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ đô 1954. Sau hòa bình lập lại, ngôi nhà này do Bộ Văn Hóa 9nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) quản lý và bố trí cho một số hộ gia định sử dụng, gồm: Ông Cù Huy Cận (mất 2005), Ông Vũ Quang Triệu và ông Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu, mất 1985).
Ngày 27/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng có công văn 327/V20 (hình trên) gửi UBTU Liên hiệp Văn Học – Nghệ Thuật VN, thông báo cho lập Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại địa chỉ trên.
Ngày 10/6/1996, VP Chính phủ có CV số 2754/KGVX gửi bộ Văn Hóa – Thông tin, thông báo ý kiến của Phó TT Nguyễn Khánh, trong đó có nội dung giao cho Bộ này có trách nhiệm quản lý nhà Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu và có đoạn: “Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận trực tiếp trong nom Nhà lưu niệm này, nhưng phải kiểm kê đầy đủ các hiện vật là di sản của nhà thơ Xuân Diệu còn để lại; đồng thời có các quy định cụ thể của Bộ về việc bảo quản các hiện vật sau này”.
Như vậy, ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ không phải của ông Cù Huy Hà Vũ, và càng không phải ông là người kế thừa hợp pháp duy nhất như ông Cù Huy Xuân Đức công bố.
Chính vì thế, Đơn khẩn của Cù Huy Xuân Đức, lại một lần nữa chứng tỏ thói sự tham lam, bất chấp luật pháp, và những quy tắc ứng xử xã hội của gia đình Cù Huy Hà Vũ. Mặt khác, chính lá đơn này, đã tố cáo sự non kém về luật pháp của ông tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, và tố cáo thái độ xuyên tạc, bóp méo sự thật của những kẻ “xuých chó bụi rậm” như Nguyễn Xuân Diện hay RFI.
Do bài viết dài, những tư liệu hình ảnh sẽ được công bố trong entry tiếp theo.
3.
Nhà 24 ĐBP là biệt thự 2 tầng, có bằng khoán điền thổ số 150 và khuôn viên đất là 468 m2 do nhà nước tiếp quản sau giải phóng Thủ đô 1954. Sau hòa bình lập lại, ngôi nhà này do Bộ Văn Hóa 9nay là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch) quản lý và bố trí cho một số hộ gia định sử dụng, gồm: Ông Cù Huy Cận (mất 2005), Ông Vũ Quang Triệu và ông Ngô Xuân Diệu (nhà thơ Xuân Diệu, mất 1985).
Ngày 27/3/1987, Hội đồng Bộ trưởng có công văn 327/V20 (hình trên) gửi UBTU Liên hiệp Văn Học – Nghệ Thuật VN, thông báo cho lập Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu tại địa chỉ trên.
Ngày 10/6/1996, VP Chính phủ có CV số 2754/KGVX gửi bộ Văn Hóa – Thông tin, thông báo ý kiến của Phó TT Nguyễn Khánh, trong đó có nội dung giao cho Bộ này có trách nhiệm quản lý nhà Lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu và có đoạn: “Bộ có thể ủy nhiệm cho ông Cù Huy Cận trực tiếp trong nom Nhà lưu niệm này, nhưng phải kiểm kê đầy đủ các hiện vật là di sản của nhà thơ Xuân Diệu còn để lại; đồng thời có các quy định cụ thể của Bộ về việc bảo quản các hiện vật sau này”.
Như vậy, ngôi nhà 24 Điện Biên Phủ không phải của ông Cù Huy Hà Vũ, và càng không phải ông là người kế thừa hợp pháp duy nhất như ông Cù Huy Xuân Đức công bố.
Chính vì thế, Đơn khẩn của Cù Huy Xuân Đức, lại một lần nữa chứng tỏ thói sự tham lam, bất chấp luật pháp, và những quy tắc ứng xử xã hội của gia đình Cù Huy Hà Vũ. Mặt khác, chính lá đơn này, đã tố cáo sự non kém về luật pháp của ông tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, và tố cáo thái độ xuyên tạc, bóp méo sự thật của những kẻ “xuých chó bụi rậm” như Nguyễn Xuân Diện hay RFI.
Do bài viết dài, những tư liệu hình ảnh sẽ được công bố trong entry tiếp theo.
3.
Để hiểu sâu hơn, mời các bạn đọc bài của tác giả Hoàng Đức Tâm đăng trên Trường Sa- Hoàng Sa Việt Nam với tự đề: “Cù Huy Hà Vũ đứa con bất hiếu, tiến sĩ luật tâm thần, hoang tưởng”.
Có một người từng nói rằng, nếu anh ta (Cù Huy Hà Vũ) không phải là con trai của nhà thơ nổi tiếng Huy Cận, không phải là con nuôi của ông thánh thơ tình Xuân Diệu thì có lẽ anh ta cũng chỉ là một tên côn đồ, lưu manh sống vất vưởng, lê la trên vỉa hè Hà Nội. Không thể khác hơn được, vì tính khí ngông cuồng, xấc xược và bất hiếu, côn đồ của anh ta ngay từ bé đã hư hỏng quá quắt, theo đúng lời người xưa nói: “cha làm thầy, con đốt sách”.
Có một người từng nói rằng, nếu anh ta (Cù Huy Hà Vũ) không phải là con trai của nhà thơ nổi tiếng Huy Cận, không phải là con nuôi của ông thánh thơ tình Xuân Diệu thì có lẽ anh ta cũng chỉ là một tên côn đồ, lưu manh sống vất vưởng, lê la trên vỉa hè Hà Nội. Không thể khác hơn được, vì tính khí ngông cuồng, xấc xược và bất hiếu, côn đồ của anh ta ngay từ bé đã hư hỏng quá quắt, theo đúng lời người xưa nói: “cha làm thầy, con đốt sách”.
Người Hà Nội đúng chất là những người rất biết tôn vinh những giá trị đích thực đã làm nên các giá trị nhân văn cho đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận sự bất trung, bất hiếu, không chung thủy của con người mang danh Hà Nội cho dù là người nổi tiếng đến đâu đi nữa. Cù Huy Hà Vũ là một loại người bất hiếu, vô đạo như thế.
Kiện bố ruột, đòi nhà cho vợ bán cà phê
Cách đây mấy năm, người dân Hà Nội từng xôn xao vì cuộc chiến pháp lý tranh chấp quanh ngôi nhà của cố thi sĩ Xuân Diệu. Mà người gây ra cuộc “nồi da xáo thịt này” không ai khác là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà kiện bố đẻ là nhà thơ Cù Huy Cận để giành quyền sở hữu căn nhà. Còn nhớ, lúc sinh thời ông vua thơ tình Xuân Diệu từng viết:
“Nhà tôi hăm bốn Cột Cờ
Ai yêu thì đến hững hờ thì qua”
Hai câu thơ ấy Xuân Diệu làm từ những năm 60 của thế kỉ trước để giới thiệu về tư gia. Phố Cột Cờ ngày xưa nay là phố Điện Biên Phủ. Ông vua thơ tình Việt Nam Xuân Diệu cũng đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận và bà Ngô Thị Xuân Như (vợ cả). Bà Xuân Như là em gái ruột của cố thi sĩ Xuân Diệu thuộc dòng dõi Ngô Đức Kế nổi tiếng ở làng Trảo Nha cũ, nay là Nam Sơn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu còn có bút danh Trảo Nha. Do nhà thơ Xuân Diệu không có con cái, kể từ sau khi ly dị vợ là nữ đạo diễn Bạch Diệp, ông sống độc thân cùng với gia đình người bạn tri kỷ, tri âm Huy Cận từ thuở thiếu thời nên coi Cù Huy Hà Vũ như là con nuôi, vừa là cháu ruột gọi Xuân Diệu bằng cậu (miền Nam) hoặc bác theo người miền Bắc. Nhà thơ Xuân Diệu đột ngột qua đời năm 1985 không để lại di chúc, trăn trối gì.
Cù Huy Hà Vũ, sinh ngày 02 tháng 12 năm 1957 tại Hà Nội, nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tốt nghiệp Tiến sĩ luật nước ngoài và nhiều bằng cấp khác. Năm 2002, Bộ VHTT ra Quyết định số 21/2002-QĐ về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất từng là nơi ở của cố nhà thơ Xuân Diệu và cũng là nơi ở của gia đình Cù Huy Hà Vũ hiện sinh sống, tại số 24 phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội để làm “Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu”. Vào tháng 3-2008, UBND Quận Ba Đình, mời Cù Huy Hà Vũ dự họp nghe thông báo về việc “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hà Hội về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất tại số 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình để làm Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu…”. Tại cuộc họp có lập biên bản khẳng định “Tổ công tác yêu cầu ông Vũ thực hiện quyết định trên, bàn giao xong trước ngày 27/3/2008”. Cù Huy Hà Vũ đã viết nhận quyết định trên do UBND quận Ba Đình trao và viết thêm “đây là lần đầu tiên tôi được trao quyết định này. Đây là một quyết định trái pháp luật”.
Tiếp theo là những đơn khiếu nại kiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá & Thông tin là hoàn toàn trái pháp luật, cụ thể là Luật Di sản văn hóa… trái pháp luật về Thừa kế, về Đất đai, Nhà ở…”. Ông Cù Huy Hà Vũ cho rằng “Luật Di sản văn hóa chỉ quy định về thành lập bảo tàng… chứ không quy định về thành lập Phòng lưu niệm”. Bằng nhiều lập luận “giả sử” ông này cho rằng “di sản của nhà thơ không thuộc sở hữu của Nhà nước mà thuộc sở hữu của cá nhân tôi (Cù Huy Hà Vũ) với tư cách người thừa kế duy nhất của nhà thơ” và “chỉ có tôi với tư cách người thừa kế Nhà thơ Xuân Diệu mới có quyền lập hồ sơ đề nghị thành lập bảo tàng Nhà thơ Xuân Diệu (bảo tàng tư nhân) gửi đến người có thẩm quyền”.
Trước đây đã lâu, từng xảy ra tranh chấp ngôi nhà số 24, vào ngày 16-7-1996, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định khẳng định: “Ba hộ gia đình hiện đang ở ngôi nhà này (ông Cù Huy Cận, Cố Nhà thơ Xuân Diệu và ông Vũ Quang Triệu) vẫn được ở nguyên trạng nhưng được phân chia ranh giới cho từng hộ gia đình có lối đi riêng…”. Tiếp tục chống lại Nhà nước, ông Cù Huy Hà Vũ quy kết quyết định của “Bộ trưởng Văn hóa Thông tin là hoàn toàn mâu thuẫn với việc… đã chính thức công nhận tôi (Cù Huy Hà Vũ) là người thừa kế nhà thơ Xuân Diệu thông qua việc cấp cho tôi vào ngày 13-2-1995 “Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác phẩm” trong đó ghi rõ “Chủ sở hữu bản quyền tác giả Xuân Diệu: Cù Huy Hà Vũ (người thừa kế)”. Nhưng các “Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác phẩm” đều có chữ ký của ông Thượng Thuận, Giám đốc Cơ quan bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, kèm theo dòng chữ đánh máy “Theo đơn ngày 23/12/1994 của bà Ngô Thị Xuân Như và ông Ngô Xuân Huy là hai em ruột nhà thơ Xuân Diệu… chứng nhận Hà Vũ là con nuôi Xuân Diệu”. Thi sĩ Xuân Diệu mất khá đột ngột ngày 18-12-1985 tại Bệnh viện Hữu Nghị, không vợ và con đẻ, cũng không để lại di chúc thừa kế nên phát sinh vụ kiện tranh chấp pháp lý căn nhà 24 phố Điện Biên Phủ và kéo dài nhiều năm kể cả sau khi những bậc cha chú cậu qua đời. Bố đẻ của Cù Huy Hà Vũ, nhà thơ Huy Cận đi thêm bước nữa với bà Trần Lệ Thu (con gái ông chủ hãng dệt Đại Tân), danh tiếng ở số 124 Bà Triệu, trong tuần lễ vàng năm 1946 đã hiến tặng Chính phủ 400 lượng vàng. Hà Vũ quay sang kiện luôn bố đẻ của mình là nhà thơ Huy Cận để giành toàn quyền sở hữu căn biệt thự số 24, nhưng Hà Vũ không thực hiện làm phòng lưu niệm cho nhà thơ Xuân Diệu.
Trong khi luôn miệng xưng danh “con nuôi” nhà thơ Xuân Diệu, nhưng không hề có bất cứ một loại giấy tờ gì để chứng minh Xuân Diệu nhận con nuôi điều này đã được Bộ Tư pháp xác nhận. Vậy mà, nghi ngờ bố ruột giành lấy phần nhà cũ Xuân Diệu cho vợ hai, Cù Huy Hà Vũ lập tức viết đơn kiện bố ruột ra tòa. Cuộc thưa kiện đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ đối với Cù Huy Hà Vũ về việc làm bất hiếu, đáng nguyền rủa này. Nhà thơ Huy Cận ôm nỗi đau theo xuống mồ vì đứa con mất dạy Cù Huy Hà Vũ. Cậu ruột Ngô Xuân Huy, mẹ đẻ Ngô Thị Xuân Như năm xưa từng háo hức làm chứng cho việc Vũ là con nuôi nhà thơ Xuân Diệu để mong có người sau này chăm nom hương khói cũng thất vọng, buồn đau ôm mối hận đứa con cháu “trời đánh” về cõi vĩnh hằng.
Cù Huy Hà Vũ trở thành một Chí Phèo, hắn có thể kiện bất kỳ ai nếu hắn thấy không ưa. Dùng thân phận của vợ là luật sư có văn phòng luật sư, một tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã thật nghiêng mình theo phường lưu manh, phản động kêu gào đòi dân chủ, nhân quyền và sẵn sàng vu cáo, bịa đặt với nhiều thủ đoạn tinh vi để chống phá lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những vụ kiện không chủ thể, những trâng tráo bị phơi trần, vạch mặt, những thói kiêu căng, tự phụ bị sập đỗ tan tành theo ảo vọng, Cù Huy Hà Vũ đã không còn là một trí thức, con nhà nòi yêu nước, tài hoa nữa, mà y khoác lên mình thứ áo da cừu, da cáo hồ ly suốt ngày cứ rêu rao, huênh hoang về những điều không tưởng. Nếu gọi anh ta là một trí thức mắc bệnh thần kinh thể hoang tưởng thì e rằng quá nhẹ lời, lại không đúng với bản chất côn đồ, lưu manh hóa của Cù Huy Hà Vũ.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA