CHÍNH PHỦ MỸ KHÔNG CẦN CHÚNG MÀY PHẢI DẠY KHÔN!

Người xem: 203

Mẹ Đốp

“Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam”, Nguyễn Quang Lập đã dẫn những dòng viết vô lý ấy được cho là John Sifton /HRW (Giám đốc Vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền). Sở dĩ tôi cho đó là vô lý là bởi xưa nay chỉ nghe đến các sai lầm của nước Mỹ xung quanh cuộc chiến tại Đông Dương trong đó có Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975; là chuyện họ bị sa lầy cay đắng và đang lãnh nhận hậu quả từ sự lớn mạnh của những đứa con cưng của họ như An qaeda, IS…. Vả lại, người Mỹ lâu nay vốn có tiếng là khôn ngoan trong lĩnh vực đối ngoại với những nhà ngoại giao trứ danh như Condoleezza “Condi” Rice,Hillary Rodham Clinton, John Kerry… 

Lí do để John Sifton /HRW kêu gọi một chiến dịch “Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam” được nói rõ như sau: “Tháng này chính quyền Hoa Kỳ đã mắc sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam – một quốc gia phi dân chủ, độc đảng với bảng thành tích nhân quyền tệ hại. Bước đi này của Hoa Kỳ, được công bố vào ngày mồng 2 tháng Mười trong chuyến thăm Washington của Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh, đã gây tổn hại cho các nhà hoạt động can đảm ở Việt Nam và phí phạm một đòn bẩy quan trọng đáng lẽ có thể sử dụng để thúc đẩy thêm nhiều cải cách hơn nữa”. 

Để minh chứng cho việc Chính phủ Mỹ đã sai lầm khi nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam, tác giả này đã cho rằng những tiến bộ về mặt dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua – được xem là lí do thúc đẩy Chính phủ Mỹ đưa ra quyết định nói trên rất nhỏ lẻ và có phần mang tính hình thức. Bằng chứng được đưa ra là “con số các tù nhân chính trị bị giam giữ đã gia tăng trong những năm gần đây” và cũng chỉ có một vài tù nhân được phóng thích (tiêu biểu trường hợp của Cù Huy Hà Vũ); thậm chí vị Giám đốc Vận động Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền còn “liều lĩnh” cho rằng tại Việt Nam có một xu hướng đang gia tăng đáng báo động là “việc sử dụng côn đồ để tấn công và đe dọa những người phê phán chính quyền”; “Với những vụ phóng thích mới đây nhất, người ta chỉ có thể nói một cách tích cực nhất là chính phủ Việt Nam đang vận hành một cánh cửa quay, những tù nhân cũ đi ra bên này thì những tù nhân mới lại vào bên kia”. 

Tuy nhiên, thực sự đang có một sự mâu thuẫn trong chính cách nói của John Sifton. Nếu như phần trên của bài viết, John Sifton mạnh dạn đưa ra những cái lí do mà chúng ta vẫn quen gọi là “chắc như đinh đóng cột” thì ở đoạn sau đó tác giả này tiếp tục đưa ra hoài nghi khó hiểu. Theo đó, ông này không thể hiểu nổi lí do tại sao mà trong bối cảnh diễn ra các hoạt động đàm phán giữa 02 Chính phủ liên quan đến việc nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam của Hoa Kỳ mà Chính phủ Việt Nam lại liên tiếp đưa ra xét xử “ba nhà hoạt động (Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh) tội cản trở giao thông trong một lần biểu tình và kết án họ tới ba năm tù giam?”; “Vì sao chính quyền Việt Nam lại bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) vào tháng Năm? Vì sao Việt Nam xử blogger Phạm Viết Đào trong tháng Ba? Và vì sao chính quyền đã kết án gần mười người Thượng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nay với tội danh bị cho là chống nhà nước?”. 

Phải chăng Chính phủ Việt Nam không hướng đến những điều mà đã cố làm trong những lần gặp gỡ giữa hai bên khi liên tiếp có những động thái mang tính thách thức đó? Hay đã đến lúc thực lực và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ không còn đáng “kiêng nể” như trước? Tuy nhiên, có một thực tế đã được công nhận là Chính phủ Mỹ đã thông qua nới lỏng lệnh cấm vận buôn bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam và điều đó cho thấy nước Mỹ không nhìn nhận động thái đó của Việt Nam là “thái độ thách thức” mà không chừng còn xem đó là một thiện chí. Cho nên, thay vì cho rằng nước Mỹ, Nhà nước Mỹ quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam thì nên tìm kiếm một lí do khác cho có vẻ thuyết phục hơn bởi nếu đã có một sự quan tâm “đặc biệt” thì với bản tính “trả đũa” quen thuộc nước Mỹ sẽ không ngần ngại từ chối lời đề nghị đến từ Việt Nam. Và như thế, rõ ràng nước Mỹ và Việt Nam đang có một điểm chung mà giới “rận chủ” trong nước không thể nào biết được.

Chính phủ không quan tâm nhiều đến nhân quyền, đó là một sự thật và mong rằng giới “dân chủ” sẽ không quá ngộ nhận về những thứ mà suy cho cùng nó cũng chỉ là chiêu bài giả hiệu; việc nước Mỹ đến với Việt Nam nên chăng được xem xét ở một khía cạnh thuần túy hơn./.

Nguồn: Mõ Làng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *