Cuteo@
Một lần nữa, nhà báo Nguyễn Hoàng Đức lại lên tiếng về sự độc đoán của Phạm Chí Dũng, đồng thời cho thấy nội bộ của “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” đang có những bất đồng sâu sắc.
Bức tranh đấu đá nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích tại hội này đã phần nào nói lên bản chất của cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam“.
Với đà này, ai đó sẽ đúng khi nói: Không cần đánh, nó sẽ tự tan rã!
Trong khi đang chuẩn bị cho bài này lên mạng, thì Phạm Chí Dũng đã đánh đòn quyết định bằng Thông báo số 6: Loại Ngô Nhật Đăng ra khỏi “Hội nhà báo độc lập Việt Nam“. Nhiều người cho rằng đây là quyết định “cạn tàu ráo máng” của Phạm Chí Dũng cùng phe của ông ta đối với một “lãnh đạo” hội như Ngô Nhật Đăng.
Trong khi đang chuẩn bị cho bài này lên mạng, thì Phạm Chí Dũng đã đánh đòn quyết định bằng Thông báo số 6: Loại Ngô Nhật Đăng ra khỏi “Hội nhà báo độc lập Việt Nam“. Nhiều người cho rằng đây là quyết định “cạn tàu ráo máng” của Phạm Chí Dũng cùng phe của ông ta đối với một “lãnh đạo” hội như Ngô Nhật Đăng.
Xin được bê nguyên văn bài của Nguyễn Hoàng Đức đăng trên FB Việt Nam Thời Báo:
Nguyễn Hoàng Đức
Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam mới đây lại có một Phó chủ tịch hội là nhà thơ Bùi Minh Quốc đưa ra tối hậu thư bồi tiếp cho thông báo số 5 của ông Chủ tịch hội Phạm chí Dũng. Người việt có câu “Hai đánh một không chột cũng què”, Cả ban lãnh đạo gồm 3 người (trừ một người Lê Ngọc Thanh xin ra vì bất đồng), thử hỏi ba đánh một thì còn xương hay da?
Trong các phim cao bồi đấu súng, hay các phim hiệp sĩ, người ta đấu nhau phải tay đôi, trong thể thao người ta còn tay đôi đến mức, cân đo cùng hạng cân, vậy mà thử hỏi cả ba ông lãnh đạo xúm vào đánh hội đồng thì có mã thượng không?
Người đời nói “Kẻ tầm thường thấy gì cũng quan trọng”. Có một nhúm nhà báo mới thành lập, tổ chức bằng cái lỗ mũi, mới ti toe được vài bài báo mạng, vậy mà các ông đã phải vận hết công lực, ra đòn tối hậu thư cấp tập, như thể không muốn lùi một ly, không muốn khoan nhượng một tấc, thì các ông là người tầm thường hay quan trọng?!
Hội nhà báo độc lập cũng là tự do, mọi người tự giác đứng vào hàng ngũ để được dấn thân làm việc theo chức năng ngòi bút của mình, đâu có ai bị giàng buộc quá nhiều về quyền lực, tiền bạc, bổng lộc hay ghế, mà các ông phải đem tối hậu thư quyền hành ra để đe nẹt nhau?!
Nhà báo độc lập, có cái thú được đăng bài của mình mà không bị ban biên tập hủy bỏ. Tôi đã gửi bài, đã giới thiệu mình là hội viên, trình độ tôi đã qua thử thách có thể thua kém vài mặt, nhưng dứt khoát không thể thua sút về mọi mặt (nhân vô thập toàn, chẳng ai có thể giỏi mọi thứ), vậy mà khi tôi gửi bài đầu tiên cho ông Phạm Chí Dũng, sau khi được ông Nguyễn Tường thụy kêu mời trong cuộc họp Hội lần thứ nhất tại Hà Nội. Ông Dũng đã thẳng băng bác bỏ. Tôi cho đấy là một việc làm lạm dụng quyền hành! Sai nguyên tắc! Không được phép! Mọi người dẹp bỏ sự đố kỵ qua một bên, nhất trí bầu ông Dũng là chủ tịch hội với lòng tín nhiệm và tâm ý lớn, tại sao ông Dũng không dám hạ mình để tín nhiệm người khác dù chỉ là một bài báo?
Và với lòng tự trọng tối thiểu, mà tôi đã chán ngấy cái cảnh chầu chực xin cho để đăng báo mậu dịch, tôi thấy không bao giờ cần có nhu cầu để đăng bài ở trang web của ông Dũng nữa.
Triết gia Hegel nói: “Những đứa trẻ càng lớn càng ngang bướng với cha mẹ, bởi vì chúng đã trưởng thành và có ý kiến độc lập của mình”. Xã hội mà gặp phải những người như anh Ngô Nhật Đăng là tốt, vì anh ta chỉ muốn ra báo và nhiều báo, có gì đâu mà phải bắt anh ta khuất phục bằng các tối hậu thư?
Coi như Ngô Nhật Đăng sai và bướng đi, thử đem một bài , hai bài, … mà anh ta đã đăng ra phân tích xem có chỗ nào phi lý và sai trái… Làm đi, sao không làm cứ à uôm chụm mũ ra tối hậu thư, thì có phải là mặc định chụp mũ cho người khác sai?!
Nhà văn George Bernard Shaw có viết:
“Một người phi lý kiên trì theo đuổi việc biến đổi thế giới phù hợp với bản thân mình. Bởi vậy mọi tiến bộ phụ thuộc vào những người phi lý”.
Người sống và làm việc bình thường, đó là một bầy cừu. Xã hội dân sự chính là một xã hội mở ra cho mọi người cơ hội được sống hết sở trường của mình.
Việc anh Ngô Nhật Đăng thích làm báo việc gì phải chụp cho anh ta nhiều “trọng tội” tối hậu thư đến vậy? Bây giờ hãy nói nghiêm chỉnh, Ai làm hơn được anh Đăng xin giơ tay nhận làm, và trong một tháng làm không được có dám rút không???
Một tổ chức muốn tồn tại phải có giá trị nhân văn. Người xưa nói “nước trong quá thì không có cá”, người phương Tây nói “Bóng tối luôn còn ở dưới chân đèn” mạnh mẽ hơn họ còn bảo “laissez faire” – là hãy mặc cho mọi người làm.
Tại sao người ta tin mình là chủ tịch, là phó chủ tịch, mà mình không dám tin người khác làm tí báo mạng? Đó có phải cách nghĩ cổ hủ cho rằng báo là sân rồng ăn tem phiếu nên thích chiếm dụng cho bằng được?
Nhạc sĩ thiên tài Schumann nói: “Kỹ thuật chỉ là phương tiện để chuyển tải tư tưởng”. Báo chí chỉ là phương tiện chuyển tải mà thôi. Một kẻ tầm thường thì luôn coi báo chí là mục đích để tranh giành. Còn người có tư tưởng thì coi đó chỉ là phương tiện thấp bé.
Hầu hết nhà báo của chúng ta đều đã già, kể cả tôi, và chúng ta cần đề phòng sự già lão thoái hóa của mình. Người Việt nói “già được bát canh…”, già hay tham, và lo bò lê lết đến cuộc sống trước mắt, mà khó có được cái nhìn của lý tưởng.
Một khi người ta còn trẻ người ta mới có dự án nhìn xa… Văn hào Dostoievski nói: “Sống quá bốn mười tuổi là bẩn thỉu, đê tiện, vô luân, phi nhân cách…, tôi đây đã sống qua bốn mươi tuổi, nhưng tôi vẫn phải nói vậy”. Chúng ta hãy đề phòng sự suy thoái lão hóa trong cơ thể và tâm hồn mình.
Đừng để cái lý tưởng của công lý hay dân tộc chỉ là thứ bát canh để xì xụp tranh giành?!
NHĐ 09/09/2014
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt