“Đèn cù” của Trần Đĩnh

Người xem: 211

LâmTrực@



Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Trần Đĩnh sinh năm 1930, là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật. Trần Đĩnh tự nhận mình là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, ngoài ra còn viết hồi ký cho Nguyễn Đức Thuận, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (!?). Thời kì “xét lại” Trần Đĩnh bị khép vào tội chống đảng và phải đi cải tạo lao động. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Đĩnh lặng lẽ nuôi hận trả thù chế độ.


Trần Đĩnh tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu .v.v..

Đèn cù ra đời, mặc dù bị giới phê bình chân chính tỏ ra khó chịu, và coi đó như một thứ rác rưởi bẩn tưởi, nhưng ngược lại, nó được các nhà zân chủ cuội ở Việt Nam tung hô hết lời. Lý do được tung hô có lẽ không phải là tính xác thực của những thông tin tài liệu được phản ánh, mà cái chính là do nó góp phần đả phá cái chính thể này.

Phủ gần hết 599 trang giấy với những con chữ la liệt và chúng được xắp xếp lẩn quẩn vòng quanh như “đèn cù”. Đọc xong có cảm giác Trần Đĩnh đang ngáo đá khi nói về cái “tôi” nhiều hơn là “hồi kí” hay “tự sự” về cuộc đời. Một kiểu “tự sướng” vì được biết tận cùng những câu chuyện “thâm cung bí sử” của những nhân vật quan trọng.

Nội dung của Đèn cù là những vấn đề gắn liền với cuộc sống chính trị của đất nước, và không có gì ngạc nhiên khi nó được dư luận quan tâm bởi tính trái chiều. Có nhà văn cho rằng, “đèn cù” là một sản phẩm của ông thợ viết theo đơn đặt hàng. Có lẽ nhận xét này không sai, cho dù cơ sở để đưa ra nhận xét đó còn chưa chắc chắn.

“Đèn cù” là loại sách pha tạp giữa tiểu thiết (Ngô Nhân Dụng), hồi kí và tự chuyện vì thế nó vừa có thật lại vừa được hư cấu làm cho người đọc khó phân biệt được thật giả đúng sai, nhưng dễ bị dẫn dụ bằng thủ pháp lồng ghép thật giả để thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Điều ngạc nhiên là Suốt 599 trang (trừ 16 trang đầu giới thiệu), người ta không hề thấy có một dẫn chiếu tài liệu kiểm chứng nào. Vì thế độ xác tín sẽ là có vấn đề, đặc biệt là với một người có nhân thân trở cờ thuộc loại xảo ngôn liên tục như Trần Đĩnh. 

Hầu hết các nhân vật lãnh đạo đất nước đều được Trần Đĩnh “nhốt vào” “đèn cù” và ở đó thông qua việc hư cấu, núp bóng kể chuyện lịch sử để phác họa chân dung của họ và vì thế chân dung của họ dã bị xa lạ hóa, méo mó đến khó tin. Những ai am hiểu lịch sử dân tộc, những ai đã từng sống thời gian đó chắc hẳn sẽ hiểu rõ dã tâm “hạ bệ” các thần tượng dân tộc của Trần Đĩnh khi cho ra đời “Đèn cù”. Với Trần Đĩnh, các nhân vật chóp bu trong giới lãnh đạo Việt Nam đều là không hoàn thiện về nhân cách, và đều thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng và hoang dâm. 


Thực ra, chiêu hạ bệ thần tượng không phải là mới với những kẻ như Trần Đĩnh, đặc biệt khi ông ta bị thất sủng vì tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị. Tuy nhiên, Trần Đĩnh khác với những kẻ ăn theo nói leo ở chỗ chấm chọn nhân vật và cách bôi lem quyết liệt và ác ý hơn. 


Khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Đĩnh viết: “Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ o bế” (tr67). 


Khi nói về Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười: “Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao” (tr93). 


Về Tố Hữu và Xuân Diệu: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi. Ca cẩm với Kim Lân: – Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (tr30). 

Khác với những nhân vật khác, được gần hoặc được tiếp xúc với cụ Hồ bao giờ cũng là niềm tự hào, vinh dự lớn lao, Trần Đĩnh có lẽ là người đầu tiên mô tả cụ Hồ với những tình tiết kiểu mất dạy đến đáng tởm. Trang 83, Đĩnh viết về việc xử bắn bà Nguyễn Thị Năm: “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”. Tình tiết này có lẽ chỉ có Trần Đĩnh mới là người có thể tưởng tượng ra vì ông ta không hề chứng kiến như chính trong phần kể chuyện được ông Trường Trinh giao viết bài báo đầu tiên về cải cách ruộng đất.



Không chỉ là nhẫn tâm, cụ Hồ trong con mắt Trần Đĩnh là người có nhiều vợ và luôn háo sắc. Đĩnh bịa ra rằng, cụ luôn được cung cấp các cô gái đã được tuyển chọn để phục vụ nhu cầu sinh lý, tất nhiên, chi tiết này cũng không thể kiểm chứng. Nhân kể chuyện Phan Kế an, Đĩnh nổ: “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. Và xuồng sã tới mức: “…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ”. (tr30).

Không chỉ nói đến cụ Hồ, các nhân vật khác cũng bị lôi vào cuộc. Nhân vận số 2 mà Trần Đĩnh nhắm đến là TBT Lê Duẩn. Nhà thơ, Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Đỗ Minh Tuấn đã phải thốt lên: Tại sao trong bối cảnh Trung Quốc xâm lược và “bắt cóc” Đảng CSVN như hiện nay mà bác Đĩnh tung ra một cuốn sách bôi xấu xuyên tạc về TBT Lê Duẩn, một người sớm nhìn ra dã tâm của Trung Quốc dám nói thẳng vào mặt Mao Trạch Đông về lịch sử chiến thắng giặc Tàu của dân tộc Việt Nam và khẳng định rõ: “Chúng tôi cũng sẽ đánh các ông!”. Và thực tế quân và dân Việt Nam thời TBT Lê Duẩn đã đánh thắng giặc xâm lược Trung Quốc”. Đỗ Minh Tuấn cũng khảng khái nói: “Có đảng viên nào, người chống cộng nào nói được với Mao, với Đặng, với Tập những câu như thế? Cho dù là nhận thức muộn nhưng đem cái sai lầm cũ (cứ cho là tư liệu đáng tin) để dập xoá bôi bẩn những khí phách của tổ tiên từ ngàn đời trong Lê Duẩn, ghép ông với Trung Quốc bằng những tư liệu khó kiểm nghiệm, cướp đi một khí phách chống Tàu, cướp đi một chuẩn mực để đôí chiếu và đòi hỏi và phê phán sự nhu nhược lệ thuộc của Đảng CSVN – việc ấy hôm nay có mục đích gì”? 


Giống như những kẻ phản phúc khác, Trần Đĩnh cũng tìm cách khoét sâu vào những sai lầm cục bộ của chế độ để kích động hận thù, tạo cớ cho những kẻ chống nhà nước lên tiếng. Những chi tiết trong “cải cách ruộng đất”, hay “xét lại” được thổi phồng, xuyên tạc dựa trên những tình tiết có thật, hoặc dẫn lời của những nhân vật đã chết để mô tả, làm cho người đọc lầm tưởng đó là sự thật vì không thể kiểm chứng.


Không rõ là do tuổi tác đã cao hay do cố tình xuyên tạc mà không biết, Trần Đĩnh khi xuyên tạc chuyện gia đình ông Phan Đăng Lưu đã có sự nhầm lẫn đến tệ hại. Chi tiết này đã bóc mẽ ông ta. Trần Đĩnh viết “Chu Văn Biên (đội cải cách) ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác. Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ…”. 

Sự thật, Cụ Phan Đăng Tài chỉ là ngang hàng với cụ Phan Đăng Lưu. Là anh em, không phải cha/chú/bác của Phan Đăng Lưu, và những năm 1980 cụ vẫn sống, vẫn biên soạn sách, trong đó, có thể kể đến những bộ về ca dao tục ngữ. Cụ Phan Đăng Tài là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng. Và đồng thời, cũng là cha ruột của một phóng viên ở báo Nhân Dân (cơ quan cũ của Trần Đĩnh và Bùi Tín). 


Ta có thể thấy một chi tiết khác thể hiện não trạng của Trần Đĩnh: cải cách ruộng đất diễn ra những năm 50, còn ông Phan Đăng Lưu đã hi sinh năm 1941. Vậy thì cái câu chửi kia ở đâu ra? 



Một tác phẩm mà Trần Đĩnh tự nhận là hồi ký mà lại có chi tiết bịa đặt đến trắng trợn như thế liệu có đáng tin.



Nhưng đó mới chỉ là một góc nhìn về Đèn cù. 



Nhiều người đọc xong đã thất vọng. Họ thất vọng vì Đèn Cù mô tả tâm thế và tư thế vong nô cho ngoại bang của những người lãnh đạo đất nước, và mô tả sự yếu hèn của tầng lớp trí thức Việt Nam.



Với người viết entry này, Đèn cù chỉ là thứ rác rưởi và Trần Đĩnh chỉ là kẻ vong bản không hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *