Copy ở đây
Nếu tôi không nhầm thì việc các lãnh đạo VN và cả các vị khách nước ngoài thường có “lễ nghi” “Trồng cây lưu niệm” xuất phát từ phong trao “Tết trồng cây” do Bác Hồ khởi xướng từ hơn 50 năm trước.
Nếu tôi không nhầm thì việc các lãnh đạo VN và cả các vị khách nước ngoài thường có “lễ nghi” “Trồng cây lưu niệm” xuất phát từ phong trao “Tết trồng cây” do Bác Hồ khởi xướng từ hơn 50 năm trước.
Đi thăm quốc gia nào, dù châu Á như Ấn Độ, châu Âu như Nga, Bác đều trồng cây lưu niệm. Nguyên thủ quốc gia nào đến thăm Việt Nam, Bác đều mời trồng cây. Nhớ miền Nam, Bác trồng dừa, vú sữa quanh nơi ở. Riêng với Hà Nội, Bác trồng nhiều cây nhất. Cây đa Bác trồng ở Đông Anh, ở xã Vật Lại (Ba Vì), ở công viên Thống Nhất giờ đã tỏa bóng mát xùm xòa. Cây đa ở công viên Thống Nhất, sau mấy chục năm đã tỏa bóng che mát một vùng bán đảo, tương lai không xa sẽ trở thành một cây đa đẹp vào loại nhất của Hà Nội.
Không chỉ trồng cây và vận động những người quanh mình trồng cây, ngay vào giữa thế kỷ XX, khi thế giới còn chưa thật chú ý tới lợi ích của cây xanh với bảo vệ môi trường và đời sống con người, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân. Trong bài báo đăng trên báo Nhân Dân ngày 28-11-1959, chuẩn bị cho Tết trồng cây đầu tiên – Tết Nguyên đán năm 1960, Bác tính, miền Bắc (lúc đó) có 14 triệu người, trừ trẻ em dưới 8 tuổi, mỗi người ít nhất trồng một cây, sau năm năm có 90 triệu cây, nếu trồng cây nào tốt cây ấy, 5 năm sau là có cây ăn quả, cây có hoa, cây làm nhà. Với cách tính toán vừa thực tế vừa nhìn xa trông rộng đó, Bác đã tạo một phong tục mới, phong tục trồng cây ngày Tết mà có lẽ chỉ Việt Nam mới có trong số hơn 200 quốc gia trên trái đất này.
Đây cũng là một ví dụ sống động cho nhận định của tác giả Terry Eagleton trong cuốn “Tại sao Marx đúng?” rằng không thể có người chiến sĩ kiên trung nào vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, hòa bình thế giới, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ môi trường và độc lập cho các nước thuộc địa như những người cộng sản.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, phong trào “vì lợi ích 10 năm trồng cây” vẫn được các lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước cùng các tầng lớp nhân dân không ngừng duy trì và phát triển. Không chỉ có dịp đầu xuân mà bất cứ dịp nào có thể thì các vị lãnh đạo, các vị khách quý đều được mời “trồng cây lưu niệm”. Thế nhưng, trong thời buổi thông tin ngập tràn, tạo điều kiện cho tình trạng “người làm thì ít, người nói ra nói vào thì nhiều” phát triển nên cái phong trào truyền thống tốt đẹp này cũng bị mang ra “soi”.
Người ta lăn tăn về việc tại sao ông này bà kia trồng cây to thế? rằng chỉ là “hình thức, giả dối”,…
Cũng cần nói luôn rằng, sở dĩ việc các lãnh đạo, các vị khách quốc tế trồng cây lưu niệm đúng là HÌNH THỨC. Nhưng đó là hình thức để cổ vũ cho phong trào trồng cây, hình thức thể hiện sự quan trọng của việc trồng cây, hình thức để đánh dấu sự có mặt của các vị ấy tại một nơi nào đấy mà nơi đấy muốn lưu giữ lại kỷ niệm này bằng 1 hiện vật cụ thể nào đó, có khả năng phát triển, trường tồn thay vì chỉ vài tấm ảnh lưu niệm…. Việc các vị ấy trồng những “cây lưu niệm” là 1 hình thức nhưng việc cái cây đó được trồng, được chăm sóc,… lại là 1 việc rất thật, rất cụ thể.
Các bạn muốn ông lãnh đạo trồng cây là phải ươm mầm, đào đất, bê cây vào lỗ, lèn đất, tưới nước,… ư? Các ông ấy ko làm được điều đó ư? Chắc chắn là được. Thậm chí đối với các cụ tuổi già, việc trồng cây cảnh, tỉa tót lại là 1 thú vui tao nhã. Không chừng có nhiều vị lãnh đạo cũng đã tự trồng cho mình cả vườn cây tại nhà. Nhưng với quỹ thời gian hạn hẹp của những người lãnh đạo cấp cao, thời gian đến cơ sở chỉ trong vài tiếng đồng hồ, tiếp xúc bàn bạc công vụ sợ còn chưa đủ thời gian mà các bạn mong các vị ấy phải làm đầy đủ các công đoạn “trồng cây” ư? Có lẽ theo ý các bạn thì chúng ta phải bầu hẳn 1 vài vị lãnh đạo “chuyên trách việc trồng cây” mới được!
Còn chuyện “cây to, cây nhỏ” là vấn đề của “nhà tổ chức”, tức địa phương, đơn vị,.. tiếp đón. Như những hình ảnh kèm theo đây, các bạn có thể thấy là có cây to và cũng chẳng thiếu cây nhỏ. Nhưng dù cây to hay nhỏ thì chắc chắn việc của các vị trồng cây cũng chỉ là vun ít đất và tưới ít nước. Cây to hay nhỏ là tùy tâm ý của người tổ chức. Người thích hoành tráng hay đơn giản là muốn chắc ăn rằng những cây kỷ niệm này sẽ sống khỏe mạnh, lâu dài thì chọn cây lớn. Người muốn vẻ tự nhiên hay đơn giản là sợ bị “dư luận” chê “hình thức” (dù thực tế đây đúng là 1 “nghi lễ”) thì chọn cây nhỏ… Ngoài ra còn đủ thứ hầm bà lằng liên quan đến việc chọn cây nữa như: tính đặc trưng (cây với địa phương), ý thích chủ quan, phong thủy,…
Nói tóm lại, thay vì cứ lăn tăn về việc “lãnh đạo trồng cây to” thì sao các bạn không dành thời gian đó để đi trồng vài cây xanh cho riêng mình, gia đình và cộng đồng nhỉ?
[Doi-Mat.vn]
———
Chú thích: Tấm ảnh đầu tiên, có cái cây to vật vã quấn băng đỏ, là hình ảnh Hoàng thái tử Henrik của Đan Mạch trồng cây lưu niệm tại nhà máy bia Mê Linh – Hà nội năm 2009.
Tấm ảnh TT Mỹ Bush trồng cây, được chôm từ FB Linh Nguyễn.
Tấm ảnh TT Mỹ Bush trồng cây, được chôm từ FB Linh Nguyễn.
Nguồn: Đại biểu nhân dân
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt