Về phát biểu của nhà văn Thùy Linh: TỰ DO…CHẾT ĐÓI

Người xem: 199

Khoai@

Đã có một cuộc Hội thảo “Thoát Trung về văn hóa” tại 53 Nguyễn Du, Hà Nội vào chiều ngày 15/08/2014 do các nhà “dân chủ tự phong” gây được sự chú ý của những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước.

Ảnh: Nhà văn Thùy Linh

Về bản chất, hội thảo “Thoát Trung về văn hóa” chỉ là cái cớ để các nhà “dân chủ tự phong” này tấn công trực diện vào hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam. Người dự dễ dàng nhận ra điều này ngay từ đầu chứ không chỉ theo dõi các tham luận tại hội thảo.

Trong hội thảo, nhà văn Thùy Linh đã có phát biểu hầu như không ăn nhập với chủ đề thoát Trung về văn hóa bằng việc ca ngợi chế độ thực dân của Pháp. 

Lý giải tại sao trước năm 1945 lại có nhiều nhân vật trí thức xuất chúng, nhà văn Thùy Linh cho rằng: 

Trước năm 45, giới trí thức Hà Nội, Sài Gòn được hưởng làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang, chính nhờ những ảnh hưởng này đã sinh ra giới trí thức tuyệt vời mà đến bây giờ gần như bị tuyệt chủng.

Có lẽ đây là một trong những phát biểu gây sốc cho các nhà văn hóa và ngay cả giới “dân chủ“. Nó gây sốc bởi tầm hiểu biết lịch sử, văn hóa của Thùy Linh, và bởi chính bà ta đã vô liêm sỉ tới mức biến quân xâm lược Pháp thành nhà hảo tâm.

Một tấm hình, vạn lời nói“. Xin được dẫn ra đây những tấm hình là những minh chứng cho sự tàn bạo, dã man của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam. Và nhìn vào đó, người đọc sẽ thấy được “làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang” theo cách mà nhà văn Thùy Linh phát biểu.

Câu slogan trên Blog của Thùy Linh là “hãy cùng tôi ghé thăm trái đất này“, nghe có vẻ to tát. Nhưng, bây giờ “hãy cùng tôi xem những bức ảnh này” sẽ là một thực tế đau buồn của những người dân mất nước.

Một phần của cái gọi là “tự do” như Thùy Linh phát biểu, có lẽ là “tự do…chết đói“!

Nạn đói năm 1945 – Hồi ức kinh hoàng 

Depplus.vn

70 năm đã qua đi nhưng vẫn có những điều con người ta ‘buộc lòng’ phải nhớ. Thảm họa về nạn đói năm 1944- 1945 khiến hàng triệu người chết, xác người la liệt khắp phố phường Hà Nội không cho phép những người dù đã trải qua hay may mắn không phải trải qua được phép lãng quên…

Giai đoạn 1944-1945, chịu hậu quả cuộc những chính sách khai thác thuộc địa và vơ vét của cải của thực dân Pháp, cùng với việc mất mùa triền miên, người dân Việt Nam đã phải hứng chịu một nạn đói lịch sử, mà sau này đã trở thành những kí ức ám ảnh, không bao giờ quên. 

Nạn đói ấy bắt đầu từ khoảng tháng 3 năm 1944, tàn khốc nhất là thời điểm bắt đầu bước vào vụ mùa (tháng 7, 8) của năm ấy. Nạn đói kéo dài sang nửa đầu năm 1945 và chỉ thực sự chấm dứt khi mà phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo lên đến đỉnh cao và giành được thắng lợi vào tháng Tám năm 1945. 

Theo thống kê từ các địa phương, chỉ trong thời gian ngắn nạn đói đã cướp đi sinh mạng của 2 triệu người, bằng một phần mười dân số Việt Nam lúc bấy giờ. Các tỉnh có số người chết nhiều là: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình… có nơi chết cả làng. 

Có làng 400 dân, ruộng không có người làm, bán không ai mua, mỗi mẫu đáng 1.000đ, bán không nổi 30đ. Nhiều người mong được chóng chết. Trẻ con 7 – 8 tháng đến 1 – 2 tuổi bị cha mẹ bỏ hoặc cha mẹ đã chết, ngồi nheo nhóc khắp nơi, đi đường nào cũng thấy. 

Dân phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) có 15 vạn người, số chết mỗi ngày khoảng 500. Thóc phải nộp nhà nước là 1.250 tấn, nhưng chức dịch chỉ thu được 986 tấn. Dân đói phải ăn củ chuối và ăn cả thịt người… 

” Người chết đói nhiều đến nỗi không thể chôn kịp, vì người đi chôn cũng đã ốm đói rồi…” (Báo Cứu quốc)




Những xác người chết chưa kịp chôn cất. Ruộng mùa có 22.000 mẫu, gặt được 6.362 mẫu. Mỗi mẫu độ 3 tạ. Số thóc đã thu nộp là 2.664 tấn. Ruộng chiêm 22.283 mẫu, chỉ cấy có 10.093 mẫu. Dân số phủ Kim Sơn (Ninh Bình) ngót 11 vạn, một vạn đã bỏ đi. 

Người dân phải ăn thịt chuột, thịt người đã chết để duy trì sự sống 

Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). 

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 3 năm 1945 đề ra khẩu hiệu: “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Khẩu hiệu này được đưa ra đồng thời với khởi nghĩa từng phần, và Đảng coi đây là trọng tâm công tác, là khâu chính để biến lòng căm thù của nhân dân thành hành động cứu nước. 

Đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân, giải quyết từng mâu thuẫn đang diễn ra gay gắt trong xã hội nước ta, chủ trương của Đảng đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng vào phong trào phá kho thóc, chống đói với nhiều hình thức từ thấp đến cao, phong phú và sáng tạo. 

Cùng với khởi nghĩa từng phần, phong trào phá kho thóc của Nhật để cứu đói có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất sâu sắc và to lớn. Phong trào đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói ở nhiều tỉnh, uy tín của Việt Minh lên rất cao.

Phong trào thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa”.

Cách mạng tháng Tám thành công đã không chỉ giành được chính quyền về tay nhân dân, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mà còn chấm dứt được nạn đói 1944 – 1945. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *