NHÀ VĂN THÙY LINH VÀ “THOÁT TRUNG”

Người xem: 166

Ong Bắp Cày

Hội thảo “Thoát Trung về văn hóa” được tổ chức tại hội trường tầng 4, tòa nhà Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội vào chiều ngày 15/08/2014 với sự tham gia của vài chục người đến từ “diễn đàn xã hội dân sự“, “văn đoàn độc lập“, “mạng lưới blogger Việt Nam” và cả những blogger tự do. 

Như dự đoán, hội thảo cãi nhau ỏm củ tỏi vì chả có gì để “thoát“, cuối cùng quay sang chống cộng.

Ảnh bên: Nhà văn Thùy Linh

Bỏ qua chuyện chống cộng, chỉ nói đến khía cạnh lịch sử và bối cảnh xã hội trước năm 1945 mà nhà văn Thùy Linh (Bửu Đoan) nhắc đến như một ân huệ, một môi trường “trong lành” mà Thực dân Pháp đã tạo ra cho sự phát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam. Và vì thế “đã sinh ra giới trí thức tuyệt vời mà đến bây giờ gần như bị tuyệt chủng“.

Nhà văn Thùy Linh viết:

Thế hệ trí thức lớn lên vào thời gian Pháp đô hộ được hưởng khá nhiều lợi ích từ nền văn hóa tính túy nhất thế giới bấy giờ, có nhiều nét tính cách của người Thăng Long được thừa hưởng vẻ tài hoa tinh tế của văn hóa Pháp, tiếp nối tính nhân văn tự trọng, tự do, khoáng đạt của đạo phật Lý Trần để rồi bắt nhịp hòa hợp với phương Tây để làm nên tính cách của người Thăng Long xưa chăng? Trước năm 45, giới trí thức Hà Nội, Sài Gòn được hưởng làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang, chính nhờ những ảnh hưởng này đã sinh ra giới trí thức tuyệt vời mà đến bây giờ gần như bị tuyệt chủng.

Thật sửng sốt vì phát hiện lớn của Thùy Linh. 

Bây giờ người ta mới biết Thực dân Pháp là mẫu quốc của Thùy Linh, và bây giờ người ta mới biết, chính người Pháp đã thổi “làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc” vào Việt Nam.

Có thực là người Pháp đã đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trước năm 1945? 

Chỉ một đoạn văn của Thùy Linh, nhưng nó phủi sạch và xuyên tạc sự hy sinh xương máu của cả một dân tộc trong giai đoạn chống Thực dân Pháp xâm lược. Đau đớn hơn, nhà văn Thùy Linh đã trơ tráo dùng con chữ để biến quân xâm lược thành nhà hảo tâm.

Xin trích ra đây vài đoạn trong tài liệu lịch sử: “Một vài nét về kinh tế – xã hội Việt nam” trên trang công thông tin điện tử của Chính phủ, thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945, để thấy bối cảnh ấy “làn gió trong lành của tự do, dân chủ từ Pháp quốc thổi sang như thế nào: 

Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ”.

“Trong nông nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, sưu cao thuế nặng. Người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp“.

Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ“. 

Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ. Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại học“. 

Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động. Cả nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ“. 

Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu về “tự do, dân chủ” giai đoạn trước 1945 trên trang Lịch Sử Việt Nam tại đây

Xin hỏi: Trong bối cảnh ấy, có “làn gió trong lành của tự do dân chủ” nào không, thưa nhà văn Thùy Linh?

Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những nét tích cực của các nền văn hóa khác, rồi đàn biến nó thành cái của riêng mình là quy luật phát triển, vì thế người ta mới có khái niệm “Tiếp biến văn hóa“. Người Pháp xâm lược Việt Nam, và mang theo những nét văn hóa của họ tới mảnh đất này, và nó ít nhiều có ảnh hưởng đến văn hóa Hà Nội, Sài Gòn. Nhưng tôi tin, chả có “ngọn gió trong lành của tự do dân chủ” nào ở đây cả, nó đơn giản là thứ văn hóa “nô dịch“.

Viết ra như thế này, không phải là bới lông tìm vết, mà là để cho mọi người thấy được những người mang danh “dân chủ“, khoác áo “yêu nước” phát biểu tại Hội thảo “Thoát Trung về văn hóa” thực sự là những con người như thế nào.

Dân ta có câu rất hay: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe“. 

Nhà văn Thùy Linh nên thẩm thấu câu này, chớ nên nói lấy được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *