Copy từ: Chiềng chạ
Theo lẽ thường cái gì độc lập đều có những sức sống riêng. Đây cũng là lí do mà những người làm báo như Phạm Chí Dũng, Lê Ngọc Thanh kiên trì gắn cái tên “độc lập” cho một tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp tự xưng, mới được khai sinh bất chấp những điều tiếng mà Văn đoàn độc lập đang phải gánh chịu. Lạ lùng hơn, cùng có mặt trong buổi ra mắt “Hội nhà báo độc lập” ấy có những con người chưa một ngày viết báo, người đời cũng không biết đến họ với những danh xưng khác, nghề nghiệp khác. Họ tự nhận mình là nhà báo (chắc chắn không có thẻ hành nghề) và được bầu vào thành phần chủ chốt của hội như Phó Chủ tịch Hội (Trường hợp của Nhà thơ Bùi Minh Quốc).
Mới thử điểm qua những con người tham dự buổi lễ thành lập và ra mắt ấy, nghiểm nhiên không thấy một cái tên nào lạ lẫm cả. Họ ít nhất đã từng xuất hiện một lần trên mặt báo hoặc các diễn đàn và tất nhiên, điểm chung giữa họ chính là không ngừng lớn tiếng đấu tranh cho “tự do báo chí, tự do thông tin” theo quan niệm của họ. Và nếu ai đó từng nghe, nhìn và được kể về những việc họ làm, những sự kiện mà những con người có mặt thì xem chừng đó thực sự là một đại hội tổng kết và vinh danh những cá nhân tiêu biểu về lịch sử bất hảo, bất mãn, bất chấp dư luận và liêm sỉ.
Phạm Chí Dũng được đám ô hợp kia tin tưởng và đề cử vào chiếc ghế “Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam” với một nhiệm vụ tương ứng với cương vị được giao phó: “Phụ trách chung các hoạt động của Hội”. Chắc nhiều người còn nhớ, ông Dũng là người thường xuyên cộng tác với các trang tin có tên miền Quốc tế như BBC Tiếng Việt, VOA tiếng Việt, Vietcatholic…với những bài viết, bài phát biểu không ngoài những nội dung hằn học với chế độ, vào hùa với những kẻ cơ hội chính trị với mục đích duy nhất là hạ nhục, hạ bệ dân tộc, kêu gào thế giới đừng ủng hộ Việt Nam, gây nghị kị và chia rẻ dân tộc. Với giọng điệu của một người tự khoe mình có học vị Tiến sỹ, là “nhà báo” gắn với hai từ “tự do” đằng sau nhưng thực chất ông Dũng hiện là một kẻ thất nghiệp, không được cơ quan nào nhận chính thức. Ông sống bằng những đồng nhuận bút cho những bài viết được đặt hàng và định hướng từ trước. Nếu viết khác đi thì không được đăng và vì vậy không có tiền, vậy thôi.
Hai chữ “tự do” cũng không nằm ngoài việc quảng bá bản thân ông là người theo đuổi cái gọi là “những quy tắc vô chính phủ”, “tự do không khuôn khổ”. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông này gặp khó khăn trong chuyến sang Giơ – ne – vơ (Thụy Sỹ) để góp vui cùng Đặng Xương Hùng trong việc nói xấu tình hình nhân quyền của đất nước bên lề Hội nghị thường niên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Vốn là một con ngựa bất kham nên việc không được đi trong một chừng mực nhất định nào đó không ảnh hưởng nhiều đến Dũng; ngược lại, ở nhà, người ta lại quan tâm Dũng hơn và Dũng có cơ hội để khoe mẽ về chính mình. Với những bài viết, bài phỏng vấn xoay quanh chủ để “bị nhà cầm quyền ngáng chân”, Dũng đã làm rõ thêm, tô đậm thêm vai trò của bản thân trong tiến trình đấu tranh cho “tự do thông tin”, “tự do báo chí” tại Việt Nam. Hiểu như vậy để thấy rằng, trong một tổ chức vốn tập hợp những con người như Dũng thì việc Dũng được bầu và giữ cương vị cao nhất là chuyện phản ánh đúng thực tế.
Người được giữ cương vị Phó Chủ tịch thứ nhất, Thường trực không ai khác ngoài Lê Ngọc Thanh (Một Linh mục thuộc Dòng chúa cứu thế TP Hồ Chí Minh, người vừa được “tổ chức phóng viên không biên giới” vinh danh là “Anh hùng thông tin”). So với Phạm Chí Dũng – “Chủ tịch” thì Linh mục Lê Ngọc Thanh có phần yếm thế hơn ít nhất là trên phạm vi hoạt động. Ông Thanh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực truyền thông Công giáo (gắn với một tôn giáo cụ thể) và đây cũng là lí do khiến nhiều người nghĩ danh hiệu “Anh hùng thông tin” vừa qua gắn nhiều với yếu tố tôn giáo hơn là hoạt động thực lực của cá nhân con người này. Nhiệm vụ ông Thanh được những người đồng đảng giao phó cũng phản ánh tính chất, cương vị mà ông đang nắm “Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội”.
Tác giả của thi phẩm “Hạnh Phúc” – Nhà thơ Bùi Minh Quốc được bầu vào cương vị Phó Chủ tịch của Hội: “Phụ trách khu vực miền Trung”. Đây là điều hết sức bất ngờ bởi ngoài những đăng đàn phát biểu về các vấn đề nhạy cảm trong xã hội theo cách để thu hút sự chú ý, đánh bóng tên tuổi, thì ông Quốc ít có hoạt động liên quan báo chí. Ông cũng chưa bao giờ được giới nghề, giới chức báo chí xem là nhà báo và việc đưa ông Quốc vào cương vị “Phó Chủ tịch Hội” sẽ quá nhiều khiên cưỡng. Không loại trừ chính những điều này sẽ là một mầm mống cho những bất hòa từ chính những người trong hội bởi người có chuyên môn thì không được làm, người không có chuyên môn thì lại được đề cử. Về điểm này thì “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” đang đi trên vết xe đổ của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”….
Xin điểm danh những người có mặt trong buổi ra mắt, thành lập tổ chức này để cùng được suy xét. Ngoài Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch thì “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” còn có Phó Chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy (Phụ trách khu vực miền Bắc) và Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng (Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times) cùng các thành viên (không biết số này đã có ai chết như danh sách ký tên thành lập Văn đoàn độc lập không???):
1. Tường An (Pháp)
2. Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn)
3. Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội)
4. Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội)
5. Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn)
6. Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt)
7. Phạm Chí Dũng (Sài Gòn)
8. Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn)
9. Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội)
10. Trương Minh Đức (Bình Dương)
11. Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội)
12. Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn)
13. Phạm Bá Hải (Sài Gòn)
14. Phan Thanh Hải (Sài Gòn)
15. Lê Hải (Đà Nẵng)
16. Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn)
17. Huỳnh Trọng Hiếu (Quảng Nam)
18. Vi Đức Hồi (Lạng Sơn)
19. Lê Phú Khải (Sài Gòn)
20. Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt)
21. Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn)
22. Kha Lương Ngãi (Sài Gòn)
23. Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn)
24. Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội)
25. Hà Sĩ Phu (Đà Lạt)
26. Đỗ Trung Quân (Sài Gòn)
27. Bùi Minh Quốc (Đà Lạt)
28. Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn)
29. Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn)
30. Phạm Đình Trọng (Sài Gòn)
31. Phạm Thành (Hà Nội)
32. Trần Quang Thành (Séc)
33. Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng)
34. Châu Văn Thi (Sài Gòn)
35. Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn)
36. Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
37. Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa)
38. Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội)
39. Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn)
40. JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội)
41. Huỳnh Thục Vy (Đắc Lắc)
42. Dương Thị Xuân (Hà Nội)./.
Nhìn cái danh sách thì đã biết là nó sinh ra chẳng phải để làm báo chí. Chẳng qua đấy chỉ là sự quẫy đạp trong tuyệt vọng của những kẻ sắp chết đuối mỗi lần nhô lên để thở lại cố gào lên mỗi lần một cái tên để người đời đừng quên họ. Vậy thôi, mua vui cũng chỉ một vài trống canh.
Tin cùng chuyên mục:
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt
Nhà báo quay clip xe múc đất rồi “gợi ý quà Tết”
Phương án cải tạo sông Tô Lịch: Cần làm rõ để đảm bảo hiệu quả