SỰ ĐỂU GIẢ CỦA BBC TIẾNG VIỆT: KHƠI MÀO VÀ KÍCH ĐỘNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ

Người xem: 212

LâmTrực@

Lẽ ra người viết không thèm nhắc đến BBC Tiếng Việt bởi chất lưu manh ba sàm của nó. Người đời gọi nó là báo lá cải, lá ngón hay lá vông thì kệ (cm), tôi quan tâm.

Nhưng hôm nay, ngay trên trang nhất, BBC lại một lần nữa thể hiện sự bẩn tưởi của mình qua bài viết: “Chủ tịch Việt Nam thăm đảo Bạch Long Vĩ” của phóng viên nào đó (không đề tên tác giả), nên người viết phải biên vài dòng. Có thể nói đây là bài viết cực mất dạy với ý đồ khơi mào cho một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa ta và Tàu Khựa, trong điều kiện những kẻ khát máu đang rình rập biến vùng không có tranh chấp thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh chấp.


Trong bài viết, ngoài phần giật tít và thủ pháp lươn lẹo bóng gió về hòn đảo Bạch Long Vĩ để hướng lái dư luận, thì BBC dành hẳn một phần có tên “Đảo tranh chấp?” để châm ngòi, khêu gợi cho một cuộc chiến lãnh thổ, với âm mưu biến cái không tranh chấp thành cái có tranh chấp. Luận điệu này sẽ góp phần cổ súy cho cánh diều hâu có tư tưởng Đại Hán được dịp phô bày cơ mõm.

Tiện đây, cũng xin được nhắc lại, ngay trên BBC cũng đã từng có bài về Bạch Long Vĩ, các bạn có thể tham khảo:

BBC đã tự tay vả vào miệng của mình khi trước đó đã cho đăng bài phỏng vấn ông Dương Danh Dy có tựa đề: “có “tranh chấp” về Bạch Long Vĩ“. Trong bài này ông Dương Danh Dy cũng đã khẳng định Bạch Long Vĩ là của Việt Nam và từ trước đến nay không hề có tranh chấp. Xin trích nguyên văn đoạn phỏng vấn như sau:

Vậy thực hư về chuyện “tranh chấp” giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh đảo Bạch Long Vĩ là như thế nào? Đài BBC đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy tại Hà Nội:
Ông Dương Danh Dy: Không hề có chuyện tranh chấp về đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ. Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10/1954, sau khi ký Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở cấp nào nhưng có việc Việt Nam nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.
Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam.
Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.
Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ.
Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là “Trung Quốc cho Việt Nam mượn” đảo Bạch Long Vĩ.
Việc Chủ tịch Việt Nam ra thăm đảo, có những tuyên bố cứng rắn, đanh thép chắc đã khiến một số người Trung Quốc tức tối, khó chịu.
Nhưng không phải tin chính thức nên cũng chẳng cần có phản ứng gì.
BBC: Theo như ông biết, về mặt chính thức phía Trung Quốc chưa lên tiếng gì về Bạch Long Vĩ phải không ạ?
Ông Dương Danh Dy: Không bao giờ, và không thể lên tiếng được. Tôi xin khẳng định là như thế.

Và đây, theo Cổng thông tin điện tử Huyện Bạch Long Vỹ thì Bạch Long Vĩ là hòn đảo nằm giữa Vịnh Bắc bộ, ngoài cái tên Đuôi Rồng trắng, trước đây còn có tên là đảo Vô Thuỷ (có nghĩa là không có nước). Sau này, có thời kỳ gọi là Phù Thuỷ Châu (có nghĩa là hòn ngọc nổi trên mặt nước), đến nay vẫn còn di tích làng Thuỷ Châu trên đảo.

Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên đảo Bạch Long Vĩ không có dân cư sinh sống, đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển.

Năm 1887, sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc kỳ, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã thoả thuận: Những hòn đảo nằm kề phía đông của kinh tuyến Paris (105043′ đông), nghĩa là đường thẳng Bắc- Nam đi qua mũi phía đông đảo Trà Cổ (còn gọi là Vạn Chú) và tạo thành biên giới trên biển thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này trong đó có đảo Bạch Long Vĩ thuộc về An Nam.

Đến năm 1920, sau khi tìm được giếng nước ngọt, dân cư vùng Quảng Yên – Việt nam tìm tới đây sinh sống, lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trên đảo và khai thác hải sản dưới biển.

Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng trên đảo.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đại. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.

Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng phản cách mạng Trung Quốc chạy ra đảo Bạch Long Vĩ lấy đảo làm điểm trú chân. Do tầm quan trọng của đảo với việc bảo vệ lãnh thổ hai nước, tháng 7 năm 1955, quân giải phóng Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo đánh đuổi bọn Quốc Dân Đảng và quản lý đảo.

Ngày 16/01/1957, Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo để quản lý và khai thác, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quang đảo theo quy định của luật biển quốc tế. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống.

Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.

Cuối năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt nam bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ngày càng quy mô và ác liệt, toàn bộ dân cư của đảo đã được sơ tán về đất liền. Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn 152 sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân) làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh.

Ngày 09/12/1992, Chính phủ ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng. Ngày 26/02/1993, Hải phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo. Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Ngoài các tư liệu trên, các bạn có thể tham khảo tại đây: 

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CCUQFjAB&url=http%3A%2F%2Fvi.wikipedia.org%2Fwiki%2FB%25E1%25BA%25A1ch_Long_V%25C4%25A9&ei=lnXOU5zbEsKE8gXs04KoDg&usg=AFQjCNHwYWqxabosjbAxd8P3MnE8mt7NyQ&sig2=hiiylxLfh-DPh0GxyM_lwg

Như vậy, các bạn đã có thể kết luận được BBC đăng bài với mục đích gì.


Khó có thể nói được từ nào hơn là: Đểu giả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *