Khoai@
Mình định viết cái gì đó về tay nhạc sĩ trở cờ Tuấn Khanh này. Nhưng thấy bên nhà Mõ Làng đã có bài rất hay, nên bê về cho anh em đọc.
Cần nó thêm, Tuấn Khanh chính là tay khơi mào cho việc kỳ thị vùng miền ở Việt Nam sau mấy chục năm đất nước thống nhất. Những bước đi của hắn thể hiện qua các bài viết thời gian qua mang bóng dáng của những kẻ phân biệt chủng tộc và đi ngược lại với những nỗ lực của loài người cho một trái đất bình đẳng, bác ái và đẹp đẽ.
Có điều, mình vẫn không hiểu sao hắn gét người miền Bắc và đặc biệt là người miền Trung?
Xin giới thiệu bài viết của lão Mõ:
Kính Chiếu Yêu
Sau lần xông pha trong trong vụ bạo động ở Bình Dương để đưa tin cho RFA, BBC… phối hợp với đám Chí Dũng, Quang Lập, Chênh, Thụy, Diện, Huệ Chi… kích động biểu tình, bị lên án, vạch mặt, tưởng rằng Tuấn Khanh đã im hơi lặng tiếng thì bây giờ bộ đôi hải ngoại, nội địa lại lên tiếng bằng cái loa Tuấn Khanh. Lần này được khởi động bằng “Di chúc Bắc Kỳ tự do” trên FB của hắn và ngay tức thì đám Lập què, BBC, RFA, RFI cùng các Blog, bleo đồng ca bình luận, tán thưởng.
Cái gì trong “Di chúc Bắc kỳ tự do” vậy? Đấy là một giàn hợp ca của những kẻ “vong nô” (từ mà Tuấn Khanh dùng) về “chia rẻ” và “tự do”.
Kì thị vùng miền
Đấy là bài vỡ cai trị mà mồ ma thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam cách đây cả hơn thế kỷ nay được đám vong nô dựng lại.
Phép thử ban đầu là chia rẻ ở cấp độ nhỏ, cấp tỉnh. Ban đầu, nó được thử phản ứng bằng vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biền “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Vào lúc cuộc bạo động đập phá ở các khu công nghiệp Bình Dương, Sài Gòn… đang ở cao trào, Tuấn Khanh đã xông pha khắp nơi với một bản tường thuật ngụ ý đấy là cuộc bạo động do người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây. Bị ném đá tơi bời, và sau một thời gian ẩn náu, Tuấn Khanh lại tung ra bài mới ở cấp độ cao hơn “Bắc Kỳ”, bọn “Bắc Kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút” (số cộng của năm 54 và 75) nhân ngày 20/7/2014, kỷ niệm 60 năm vụ di cư của người miền Bắc vào Nam. Bài viết mới được tung ra, lập tức cả dàn đồng ca nói trên hòa thanh inh ỏi.
Ngu nhưng lại tỏ ra nguy hiểm, Tuấn Khanh tưởng có thể dựng lại thây ma “Chia để trị” của thực dân Pháp xưa kia là có thể làm tổn thương người Việt hai miền. Nhưng chúng đã nhầm vì dốt sử (Không biết đám này có phụ họa trong bản hòa tấu vừa rồi đòi phải bỏ học môn sử không). Ngày trước, để chia rẻ và làm suy yếu tình đoàn kết của người Việt, thực dân Pháp đã ép triều đình Huế chia nước Việt làm ba miền rồi tô nhượng Nam kỳ cho Pháp, đặt Bắc kỳ dưới sự bảo trợ của Pháp, chỉ cho triều đình có chút quyền hành bù nhìn ở Trung kỳ. Pháp đã thành công trong việc tạo ra tâm lý kì thị Bắc – Trung – Nam.
Bây giờ, những kẻ vong nô lại đang cố tạo ra bộ ba “Nam Kỳ”, “Bắc kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút”. Chẳng phải bỗng dưng mà chúng nghĩ ra trò này. Đấy là một âm mưu đã được nhen nhúm từ lâu và đã được thử nghiệm, nhất là vào các kỳ Đại hội Đảng, bầu Quốc hội sắp đến. Trên thực tế, chúng cũng đã gieo rắc được chút ít hoài nghi, kỳ thị.
Thực ra, chúng không khoét sâu vào chỗ đấy được, bởi vì chúng đâu có thuộc lịch sử. Vì rằng, rằng Đại Việt xưa chỉ đến Đèo Ngang. Đất phương Nam là đất mở cõi có nơi còn rất mới, chỉ hơn 300 năm. Người Nam kỳ bây giờ, cha ông họ chính là người Việt Bắc Kỳ di cư vào khai phá đất đai, lập nghiệp. Họ còn nhớ quê đến mức đặt tên con cũng chỉ đặt từ thằng hai trở đi, ngầm chỉ rằng, còn thằng cả đang ở Bắc để mà nhớ quê hương bản quán. Bây giờ, hậu duệ của họ chính là đám Tuấn Khanh nửa đấy, những kẻ đang rủa xả tổ tiên mình, chia rẻ họ hàng mình.
Đi tìm tự do?
Cái này chắc là Tuấn Khanh chỉ đọc được từ bức ảnh chụp câu khẩu hiệu trên một chiếc tàu Pháp vào năm 1954 khi đang đón người Bắc di cư vào Nam rồi nói leo vậy thôi, chứ thằng nhóc sinh năm 1968 thì biết gì chuyện thời ấy mà phán xét.
Tuấn Khanh nói “60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng… mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do”.
Đám như Tuấn Khanh nào biết được trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ ra đi chẳng phải với ý thức đi tìm tự do như đám Tuấn Khanh nhét vào đầu họ. Những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách đó ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền “muốn có gạo theo đạo mà ăn”, “Chúa đã vào Nam”, cùng với nỗi sợ hãi “Cộng sản là cõng vợ, cõng con” mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược.
Họ ra đi vì mắc vào âm mưu tạo dựng một chính quyền lấy Công giáo làm Quốc giáo do Ngô Đình Diệm, kẻ chống cộng quyết liệt đứng đầu. Chúng không hề ngượng ngùng khi nói về một xã hội tự do nhưng được xây dựng trên nền tảng của Công giáo. Đảng “Cần lao nhân vị” của họ Ngô chỉ dành cho Công giáo và ai là đảng viên của nó mới có cơ hội thăng tiến. Trong quân đội thì có hệ thống”cha tuyên úy” lo việc đức tin. Xung quanh các thành phố, thị xã trung tâm chính trị là hệ thống vành đai dân cư tính đồ công giáo. Luật 10/59 là dành riêng cho việc “đào tận gốc, trốc tận rễ”, tắm máu cộng sản.
Họ ra đi vì hy vọng của đám chức sắc công giáo với tham vọng có thể lấy lực lượng giáo dân đông đảo, lấy hệ thống tổ chức công giáo làm xương cốt cho một thế lực chính trị chứ không phải vì đức tin.
Trái với những gì người Mỹ, Pháp, Ngụy tuyên truyền, chính quyền Việt Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để níu kéo đồng bào mình ở lại. Từ những năm 1945-1947 tranh thủ được Công giáo là điều rất khó khăn nhưng Việt Minh vẫn làm.
Hồ Chí Minh là người kiến trúc sư lớn của chính sách đoàn kết dân tộc đối với người Công giáo. Chính sách này đã mang lại kết quả ngay từ đầu tháng chín 1945, khi bốn vị giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước VNDCCH. Lên nắm chính quyền, ông không ngần ngại cử Nguyễn Mạnh Hà, người Công giáo, làm bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ đoàn kết dân tộc đầu tiên. Trong phái đoàn Việt Nam sang thương lượng ở Fontainebleau, ông mời cả Nguyễn Đệ, người công giáo tham gia.
Sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, tại cuộc lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, cũng chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ.
Không những thế, Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. (Chỉ thị cấm xung công nơi thờ cúng vì mục đích chiến tranh số 413/TS, 14/7/1947). Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm đã chỉ thị nghiêm cấm “mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo”
Mỗi năm vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo. Các báo cáo của bề trên dòng Thừa sai Paris (MEP), vốn chống đối Việt Minh, đều ghi nhận rằng, mặc dầu chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Việt Minh vẫn tôn trọng nhà cửa của giáo hội, khác hẳn Quân đội Viễn chinh Pháp không ngần ngại chiếm đóng hoặc phá huỷ cơ ngơi của các tôn giáo.
Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh vẫn được những người cộng sản sử dụng trong các chính sách tôn giáo của mình đến ngày nay.
Thế nhưng, tâm lý đám đông đã xô đẩy hàng vạn giáo dân ra đi trong nước mắt. Đấy là sự thật mà đám Tuấn Khanh trẻ ranh không thể biết được.
Đúng như Tuấn Khanh nói “Ở mọi miền, Nam hay Trung hay Bắc, người ta cũng đều có thể nhìn thấy kẻ vô lại trong giống nòi”. Trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang toàn tâm thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam:“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân và Nguyễn Tuấn Khanh vậy thôi.
Đừng nghĩ có chút ảnh hưởng trong công chúng (như một số kẻ khác) là có thể tập tọe làm ngọn cờ chính trị. Giỏi lắm thì cũng chỉ đạt đến hạn ngạch kẻ vong nô mà thôi.
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng