Khoai@
Tôi phì cười vì ông nhà văn Phạm Đình Trọng nổi tiếng, hôm nay lại trổ tài chém gió như một “chuyên gia pháp lý“. Hóa ra cũng còn nhiều người có tuổi, kinh nghiệm đầy mình vẫn tỏ ra nguy hiểm khi thể hiện hiểu biết của mình về pháp luật bằng cách nói năng, viết lách văng mạng.
Mở đầu, Phạm Đình Trọng phê phán GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương khi trả lời BBC rằng:
Đề xuất việc thành lập đảng chính trị, nhất lại là đề xuất của những người đang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là nguyện vọng nào đó, mong muốn nào đó của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó…nhưng mong muốn đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật…Theo hiểu biết của tôi thì chưa có hệ thống (pháp luật) đó” Và “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”.Phạm Đình Trọng lên giọng: “Ấp úng, quanh co, ông giáo sư trong Hội đồng lí luận Trung ương nói rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và hồ đồ là: Chưa có căn cứ pháp lí cho việc thành lập chính đảng mới.
Haha, thế mà cũng học đòi lý luận. Đang nói về căn cứ pháp lý để có thể lập một chính đảng mới, thì ông lại “lầm đường lạc lối” sang phê phán kiểu dạy đời sặc mùi hận thù.
Thôi, khỏi nói chuyện đó, bàn vào căn cứ pháp lý nhé ông Trọng.
Ông nói nguyên văn thế này: “Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, người Dân Việt Nam vẫn có đủ căn cứ pháp lí để lập lên chính đảng của mình khi cần thiết“, và ông đưa ra 3 căn cứ.
Trước hết ta bàn về căn cứ thứ nhất mà ông đưa ra:
1. Không có luật nào và không có điều luật nào cấm người dân lập chính đảng. Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình.
Ông đã đúng, khi ở Việt Nam không có Luật nào hoặc điều luật nào cấm người dân lập chính đảng cả. Nhưng ông nhầm, khi nói “Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm” và vì thế “Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình“. Ồ, sao ông trẻ con thế, có phải pháp luật không cấm thì ông được làm đâu? Ông nên hiểu là người dân được làm những gì mà luật cho phép mới đúng ông ạ. Với kiêu lí luận của ông, thì ở Việt Nam hiện nay không có luật nào, không có điều luật nào cấm ông ỉa bậy trên phố. Và nếu như vậy thì ông được phép làm điều đó à?
Đúng là không có điều nào cấm người dân lập chính đảng của mình, nhưng người dân muốn lập chính đảng thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật về việc lập chính đảng đó. Ở đâu cũng vậy thôi, ngay tại nước Mỹ cũng vậy. Điều này có vẻ như ông GS Vũ Minh Giang đã đúng.
Về căn cứ thứ hai, ông viết:
2. Hiến pháp hiện hành cho người Dân quyền lập chính đảng khi điều 69 Hiến pháp 1992 hiện hành ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận. tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.Hội và đảng chỉ là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Như khi đảng Cộng sản Đông Dương muốn giấu mình đi liền đổi tên thành hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Người Dân có quyền lập hội đương nhiên cũng có quyền lập đảng. Nhà nước chưa có luật về lập hội chưa có luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí là trách nhiệm, là thiếu sót của Nhà nước. Không thể vì thiếu sót của Nhà nước mà tước đoạt quyền công dân cơ bản mà Hiến pháp đã bảo đảm cho người Dân.
Ông trích dẫn luật đúng đấy, chép lại như thế mà không bị sai đã là thành công lớn đối với ông rồi.
Đoạn ông trích dẫn có ý nghĩa rất rõ ràng, không cần phải bàn cãi hay suy luận là: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Những chữ in đậm màu đỏ chỉ ra các quyền mà người dân được hưởng, và không thấy có chỗ nào nói có quyền lập đảng cả. Như vậy, đoạn trích đó chả có ý nghĩa nào cả phải không ông nhà văn? Ấy là chưa kể đến cái đoạn “theo quy định của pháp luật“. Nghĩa là các quyền đó chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật mà thôi.
Bàn thêm về hai từ: “Hội” và “Đảng” mà ông đánh đồng làm một và đều coi đó là “tên gọi của một tổ chức chính trị“.
– Hội là “tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.
– Đảng là “Nhóm người kết với nhau trong một tổ chức chính trị có mục tiêu, có điều lệ chặt chẽ: Đảng cộng sản; Đảng xã hội; Đảng dân chủ” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.
Như vậy đã rõ, “Hội” hoàn toàn khác với “Đảng“.
Thiết nghĩ, khỏi phải phân tích sự giống và khác nhau giữa Hội và Đảng nữa phải không ông Phạm Đình Trọng? vì ông là nhà văn, từng là đại tá quân đội, từng là đảng viên 40 năm (thiếu mấy ngày) mà. Viết và trích từ điển như vậy để ông khỏi phải cả vú lấp miệng em mà lòe bịp thiên hạ. Nhưng qua đây người đọc cũng thấy được cái trình độ và cái tâm của ông rồi. Việc ông xin ra khỏi đảng là sáng suốt đấy, nếu không thì cái đảng kia họ cũng loại ông ra thôi, lúc đó thì có mà mặt mo ông nhỉ?
Giả sử, như ông lập luận, hội cũng chính là đảng đi chăng nữa, thì quá trình lập đảng đó vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Bàn về căn cứ thứ ba, ông cho rằng:
3. Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình. Đó là là cơ sở pháp lí vững chắc bảo đảm cho mọi công dân Việt Nam được bình đẳng với những công dân đảng viên Cộng sản. Cấm công dân lập đảng chính trị của mình là vi phạm điều 52 Hiến pháp.
Nghe ông phân tích cũng có vẻ xuôi đấy. Nhưng sai lầm của ông là ở chỗ: Ông quên hay cố tình quên đi cái quyền lập đảng đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, ông cũng quên và cố tình lờ đi việc đảng CSVN thành lập và phát triển là đòi hỏi của công cuộc giải phóng dân tộc và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ấy luôn gắn chặt với sự lãnh đạo của đảng CSVN.
Xin hỏi ông, trong khi tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, ngoài đảng CSVN thì có đảng phái chính trị nào dám thò mặt ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng hay không? Nếu không thì xin ông ngậm miệng lại. Đảng CSVN đã lãnh đạo dân tộc này làm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, vậy hà cớ gì sau khi cách mạng thắng lợi lại phải đi chia sẻ quyền lực cho các đảng phái khác?
Ông cũng viết rằng “Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình“. Lập luận của ông cho thấy ông nông cạn lắm. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật? Theo nghĩa chung nhất, bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo…Cần chú ý đến cụm từ “quyền và nghĩa vụ ngang nhau“, bởi đó là ý nghĩa căn cốt nhất của “bình đẳng”. Các ông có quyền nhưng phải gắn với nghĩa vụ với đất nước. Hỏi ông, các ông đã đóng góp được gì cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng? Hay các ông chỉ phá thối, chọc ngoáy vì hận thù cá nhân? Xin nói luôn, nghĩa vụ không chịu đóng góp thì đừng có mơ quyền gì.
Tóm lại, tôi không quan tâm đến ông Phạm Đình Trọng phê phán ông GS Vũ Minh Giang kia như thế nào, nhưng cả 3 căn cứ mà ông đưa ra đều không có cơ sở vững chắc. Đó chỉ là suy luận của một nhà văn chứ không phải là căn cứ pháp lý.
Tôi cũng không đồng ý với ông Phạm Đình Trọng trong kết luận của bài về “Tất cả sự lụn bại của xã hội Việt Nam, sự nguy khốn của dân tộc Việt Nam hiện nay là do sự thao túng quyền lực của một đảng độc tài theo đuổi một học thuyết sai lầm và tội lỗi, một đảng không vì lợi ích dân tộc mà chỉ vì lợi ích của một nhóm người cầm quyền trong đảng độc tài đó“. Nhưng tôi sẽ xin đề cập đến nội dung này ở một entry khác.
Đúng là già rồi mà vẫn còn ngu!
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt