Chuyện cảnh sát lạm quyền giết người diễn ra không chỉ ở Việt Nam. Ngay cả ở Hoa Kỳ, xứ sở tự xưng là tự do dân chủ và công bằng nhất thế giới cũng vậy. Nếu như ở Việt Nam nạn nhân bị đánh bằng dùi cui thì ở Hoa Kỳ họ bị bắn bằng súng. Tất nhiên ở đâu thì nạn nhân cũng chết còn cảnh sát thì không sao cả, hoặc là chỉ nhận một mức án rất nhẹ.
Tháng trước, cảnh sát ở Albuquerque bang New Mexico đã bắn chết James Boyd, một người vô gia cư cắm trại dưới chân đồi bên ngoài thành phố. Vụ giết người của cảnh sát đã được quay video và đưa lên Youtube. Hơn một triệu người đã xem video đó. Nhiều cảnh sát mặc áo chiến đấu, đội mũ quân sự và mang súng trường tấn công có kính ngắm, bao vây một người vô gia cư đơn độc. Họ bắn lựu đạn gây lóa vào anh chàng khốn khổ đó, xua chó cắn anh ta, sau đó bắn tám phát đạn vào lưng anh ta, tiếp tục nã một phát đạn phá mảnh vào thân hình bất động của anh ta, rồi lại xua chó cắn.
Đó không phải là vụ duy nhất ở thành phố ấy. Từ năm 2010 tới nay chỉ riêng ở Albuquerque đã xảy ra 23 vụ cảnh sát bắn chết người.
Đó cũng không phải là vụ duy nhất ở Hoa Kỳ. Chỉ một ngày sau đó, cảnh sát Albuquerque bắn chết một người đàn ông khác. Alfre Lionel Redwine, 30 tuổi bị bắn chết bên ngoài một khu tổ hợp căn hộ. Ngay hôm sau ngày Redwine bị bắn chết, cảnh sát ở Spokane, Washington bắn chết một người đàn ông 30 tuổi khác tên là Steven C. Cordery khi anh ta rời khỏi nhà theo lệnh của cảnh sát. Ngày 14 tháng 1, cảnh sát bắn vào phía sau Manuel Orosco Longoria lúc anh ta giơ tay lên đầu khi bị chặn xe ở Phoenix, Arizona. Vào ngày 14 tháng 1, cảnh sát đánh chết Luis Rodriguez, 44 tuổi ở Moore, Oklahoma sau khi anh ta bị kêu gọi chịu trách nhiệm về việc đánh vợ và con gái.
Dường như cảnh sát Hoa Kỳ đang ngày càng trở lên bạo lực hơn. Năm 2011, cảnh sát địa phương Los Angeles bắn chết 54 người, nhiều hơn năm 2010 tới 70%. Từ năm 2008 đến 2013, số người bị cảnh sát Massachuset bắn tăng lên hàng năm. Năm 2012, cảnh sát New York bắn chết 16 người. Các đồng nghiệp ở Philadenphia vượt xa New York với việc hạ sát 52 mạng.
Trong một thập kỷ qua, có tới 5000 người Mỹ bị cảnh sát giết hại, gấp 8 lần số người chết bởi khủng bố. Cảnh sát Hoa Kỳ giết hại nhiều thường dân hơn cả khủng bố, đó có lẽ không phải là chuyện đùa. Các cảnh sát giết người ở Hoa Kỳ hầu như không bị truy tố, những cảnh sát gây ra các vụ giết người hầu hết chỉ bị tạm nghỉ việc có lương để điều tra. Năm ngoái, cảnh sát Los Angeles khi truy đuổi can phạm đã nhầm một chiếc xe đưa báo của hai bà già là mục tiêu, họ đã không kiểm tra mục tiêu mà bắn vào đó hơn 100 viên đạn. Sở cảnh sát Los Angeles phải bồi thường 4,7 triệu USD, nhưng các nhân viên cảnh sát chỉ bị đưa đi đào tạo lại sau đó được tái bổ nhiệm. Vài tháng sau đó, viên cảnh sát Chicago tên là Gilardo Sierra, sau khi gặp vấn đề về nổ súng sáu tháng trước được tiếp tục tuần tra, đã bắn 16 phát đạn vào một người dân không có vũ trang. Cho đến nay Sierra vẫn được tự do. Viên cảnh sát bắn chết một thiếu niên13 tuổi cầm súng đồ chơi ở Santa Rosa chỉ bị tạm nghỉ điều tra hai tháng, sau đó đã quay trở lại làm việc.
Cảnh sát ở nhiều bang của Hoa Kỳ ưa chuộng trò giết người vô gia cư theo kiểu “bắn gà tây”. Chính quyền các bang thường lờ chuyện đó đi vì giam giữ và tái hòa nhập cộng đồng những người vô gia cư rất tốn kém. 17,000 sở cảnh sát không hề công bố thông tin về việc sử dụng bạo lực và chính quyền liên bang cũng không quan tâm thu thập thông tin đó một cách nghiêm túc. Mặt khác, chính quyền lại rất sốt sắng thu thập thông tin về bạo lực của công dân, để lấy cớ gia tăng ngân sách cho an ninh.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các phương pháp trấn áp bằng bạo lực vốn chỉ được sử dụng ở Afghanistan, Iraq, Lybia đã được áp dụng ở Hoa Kỳ. Cảnh sát đang được quân sự hóa, 500 xe bọc thép chiến đấu bị loại khỏi Trung Đông đã được chuyển giao cho cảnh sát. Xe bọc thép được gắn súng máy bắn đạn cỡ 50, súng phóng lựu tự động, đã được trang bị cho các đội SWAT ở các đô thị. Chắc chắn những vũ khí nguy hiểm đó không dùng để làm cảnh.
Cho đến nay nguyên nhân của tình trạng việc cảnh sát bắn chết thường dân ngày một phổ biến ở Hoa Kỳ vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Song có một số ý kiến đề cập tới các nguyên nhân sau:
– Hàng ngũ cảnh sát thu hút những kẻ đầu gấu, những kẻ có vấn đề về xã hội và tâm lý.
– Cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về việc mà họ làm.
– Cảnh sát được chính quyền liên bang quân sự hóa, được trang bị vũ khí quân sự, và được huấn luyện phải coi công chúng là kẻ thù.
– Chính sách chống khủng bố của chính quyền Bush/Cheney/Obama coi mọi người Mỹ là nghi phạm.
– Chính sách phân biệt chủng tộc, tôn giáo của Hoa Kỳ khiến cảnh sát có cơ hội lạm quyền.
– Sự bất lực của các chính quyền địa phương trước nạn nghèo khổ ngày càng gia tăng, dẫn đến bất ổn xã hội, do đó cảnh sát được trao quá nhiều quyền lực mà không bị kiểm soát.
Còn rất nhiều nguyên nhân nữa có thể đề cập, nhưng nói chung là chưa có nguyên nhân nào thật sự thuyết phục.
Đó là ở Hoa Kỳ, còn ở Việt Nam thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng công an đánh chết thường dân? Khó có thể trả lời được. Có một điều chắc chắn là ngành công an hiện nay không phải thu thập và công bố thông tin về tình trạng bạo lực của công an, cũng như không phải đưa ra kế hoạch bất cứ kế hoạch nào để giảm thiểu tình trạng đó.
Một số người tự xưng là dân chủ luôn dựa vào những trường hợp cụ thể để lên án ngành công an và đả kích chính quyền, đó không phải là đấu tranh, đó là phá hoại.
Muốn thay đổi tình hình thì thay vì tập trung vào những vụ án cụ thể, người dân cần phải yêu cầu chính quyền thu thập, công bố thông tin và đấu tranh cho một chính sách bài trừ bạo lực của công an. Chỉ khi nào người dân biết phải yêu cầu chính sách thay cho một bản án, lúc đó mới có thể hy vọng về một tương lai tốt đẹp.
Cu nỡm xóm liều
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng