BÁNG BỔ DÂN TỘC HAY ĐIÊN CUỒNG CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

Người xem: 224

Cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình: Báng bổ dân tộc hay điên cuồng chống phá Việt Nam?

Báng bổ tổ tiên và xúc phạm tình cảm thiêng liêng của người Việt nhằm phê phán Nhà nước và chế độ hiện nay là bức xúc, nhận xét chung của nhiều người sau khi đọc bài “Giỗ Tổ và những bi hài kịch” đăng trên RFA ngày 17/4/2014. Bạn đọc Trần Lê Hoàng từ Vương quốc Anh nhắc nhở đài này về sự bức xúc của người dân trong nước “đang dậy sóng” (ý nói về cuộc vận động Chính phủ Mỹ đóng cửa đài này của nhóm blogger trẻ), khuyên Ban Biên tập của RFA Tiếng Việt nên xem lại việc kiểm duyệt trước khi đăng bài nếu không muốn đánh mất thêm uy tín ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Người viết bài này và những người cổ vũ cho quan điểm của bài viết (cụ thể là Ban Biên tập RFA) tỏ ra là người cấp tiến, tiếp thu được tư duy khoa học của phương Tây và hi vọng “khai sáng dân tộc” nhưng không biết họ có quan tâm đến câu ca dao mà mỗi người Việt Nam, từ đứa trẻ mới cắp sách đến trường đều thuộc, nhắc nhở nhau giữ gìn truyền thống: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.

Lễ hội Đền Hùng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt. Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng không rõ có từ bao giờ, nhưng vào thời Hậu Lê thì đã trở nên thịnh hành chứng tỏ phải có từ rất sớm. Vào các thời Tây Sơn và thời Nguyễn, các pháp chế tế lễ Hùng Vương đều được triều đình quy định rõ ràng. Thế nên, không thể có sự so sánh khiên cưỡng về chuyện Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba gần ngày 30/4 được. Mỗi sự kiện đều có ý nghĩa riêng. Hai sự kiện này lại có mối tương quan hữu cơ, nhân quả. Cả cộng đồng dân tộc thờ chung một Tổ như cây chung gốc, sông suối chung nguồn, là cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự kiện 30/4/1975 là một trong những thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam, có được trước hết là nhờ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Nhưng sự “ngu học” – từ một số bạn đọc dành cho tác giả bài viết và người chọn đăng bài này trên RFA, thể hiện rõ nhất họ cố gắng phân tích những nghịch lí của thần thoại. Họ còn không phân biệt nổi giữa lịch sử và thần thoại. Lịch sử mới cần lô-gíc, thần thoại mang tính biểu tượng, hình tượng hóa và thiêng liêng hóa. Hãy thử phân tích ngay thần thoại Hy Lạp (nền tảng của văn minh phương Tây) sẽ thấy là các vị thần anh em ruột còn lấy nhau, nếu xét theo tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật ngày nay thì bị coi là loạn luân. Thế nên, không thể lấy các tiêu chuẩn lô-gíc thông thường để phán xét thần thoại. Để hiểu thần thoại, phải hiểu được ẩn ngữ, lô-gíc bên trong thể hiện điều gì.

Tác giả bài viết cho rằng thần thoại Âu Cơ – Lạc Long Quân là một sự mặc nhiên thừa nhận nguồn gốc người Việt là người Trung Quốc là hoàn toàn sai. Câu hỏi đặt ra là, người Trung Quốc là người gì? Đất nước Trung Quốc rất rộng lớn, dân cư đa sắc tộc, trong đó tộc Hán chiếm ưu thế. Kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất các nước khác bằng sức mạnh quân sự thì mới có tên gọi là nước Trung Hoa. Vào thời kì hỗn loạn triền miên trước đó, cả dải đất kéo dài từ miền Bắc Trung Quốc kéo qua cả Hàn Quốc, miền Bắc Việt Nam, không có vùng đất nào được gọi là Trung Quốc hay thuộc về Trung Quốc cả, mà là những nước nhỏ đánh nhau, tranh chấp và mở rộng lãnh thổ. Bởi thế, nguồn gốc của Lạc Long Quân ở hồ Động Đình hay Âu Cơ là con gái Viêm Đế (một vị trong Ngũ Đế), không nói lên được rằng nguồn gốc người Việt thuộc về Trung Quốc. Đây là điểm mà nhiều kẻ kém hiểu biết, bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan vin vào để phá hoại truyền thống đại đoàn kết dân tộc, nhân danh tình yêu nước. Thật nguy hiểm và thâm độc!

Quay trở lại với luận điểm này, ta có thể rút ra kết luận rằng đây là thần thoại thể hiện quá trình di dân xuống vùng đất Việt Nam hiện nay. Âu Cơ là đại diện của tộc Âu Việt, Lạc Long Quân là đại diện của tộc Lạc Việt. Hai tộc này có thể di dân theo hai hướng, một hướng là từ Hồ Động Đình, một hướng là từ khu vực Vân Nam và cùng chung sống ở trên mảnh đất miền Bắc Việt Nam hiện nay. Việc hai dân tộc Việt này từng sống ở trên mảnh đất bây giờ thuộc Trung Quốc không có nghĩa rằng người Việt có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Hơn thế nữa, một hệ thống thần thoại không bao giờ là sáng tạo của duy nhất một dân tộc, mà là cộng hưởng của nhiều dân tộc khác nhau. Ví dụ như thần thoại Hy Lạp là tiếp thu thần thoại của người Phoencia, người Sparta, người đảo Sip, người A-ten… vốn dĩ là các thành bang có gốc gác dân tộc khác nhau. Thậm chí trong Thần thoại Hy Lạp còn có sự lí giải nguồn gốc của vùng Europe, không lẽ các nước Châu Âu đều có gốc gác từ Hy Lạp? Những người nghiên cứu thần thoại ở khu vực Đông Á sẽ thấy là người Hán chỉ thờ Đông Đế Phục Hy và Hoàng Đế, mà không thờ Viêm Đế (tức Thần Nông). Chỉ có người Bách Việt và các tộc ở lưu vực sông Dương Tử mới thờ Viêm Đế. Nhưng người Bách Việt vẫn giữ một văn hóa riêng, dù sống trên mảnh đất Trung Quốc và không liên quan đến những giá trị phổ quát của người Hán.

Đã đến lúc những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ”, những kẻ lớn tiếng đi khai sáng cho người dân Việt Nam cần phải học lại lịch sử, mở sách ra đọc. Không chỉ học hỏi về văn hóa truyền thống mà phải tìm hiểu cả lịch sử phát triển văn minh thế giới để tránh nói lấy được như bài báo đăng trên RFA Tiếng Việt kia.

Minh Tuấn/NCT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *