LâmTrực@
Vẫn giáo án cũ mèm là sử dụng Lê Quốc Quân như một con cờ chính trị nhằm bôi nhọ hình ảnh nhân quyền Việt Nam, VOA vừa cho đăng bài của Nguyễn Phục Hưng với nhan đề: Người Việt nghĩ gì sau phiên tòa xử Lê Quốc Quân?
Trước tiên cần phải thấy rằng, vụ án Lê Quốc Quân không phải hay ít nhất chưa phải là một vụ án chính trị, và càng không có bất cứ điều gì liên quan đến nhân quyền ở đây. Nó, tức vụ án đó chỉ đơn thuần là một vụ án kinh tế.
Trong vụ này, Lê Quốc Quân là một tên tội phạm kinh tế điển hình với tội trốn thuế. Kết quả phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân đã khép lại với bản án 30 tháng tù giam; truy nộp 645.225.197 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn; phạt 1.290.450.394 đồng tiền thuế đã trốn đối với Công ty TNHH giải pháp Việt Nam. Nhiều người dân Việt Nam còn cho rằng, đó là mức án quá nhẹ so với tội trạng của Lê Quốc Quân. Vậy nên, trong phiên tòa này không có lấy dù chỉ một dòng nào nói đến động cơ chính trị của Lê Quốc Quân.
Các ông bà ở VOA hay tác giả Nguyễn Phục Hưng có thể đưa ra bằng chứng nào liên quan đến yếu tố chính trị trong phiên tòa này không? Hỏi là hỏi thế, chứ các vị có mang kính lúp ra soi cũng không tìm thấy. Vậy mà cứ mở miệng là gắn Lê Quốc Quân với nhân quyền, dân chủ.
Thử hỏi, biết bao kẻ trốn thuế bị tuyên phạt sao các vị không lên tiếng? Câu trả lời không khó, vì những tên tội phạm kia không có giá trị sử dụng, đúng không? Nếu đã vậy thì nhân quyền, công bằng của các vị ở chỗ nào khi mà các vị đối xử với phương châm “kẻ kinh người trọng”?
Thứ nữa, tác giả Nguyễn Phục Hưng giật tít bài là người Việt nghĩ gì về phiên tòa xử Lê Quốc Quân là tiếm danh người Việt.
Kiểu giật tít đó nói lên đạo đức dưới lưng quần của các phóng viên VOA. Làm nghề báo, các vị biết rõ là cần phải trung thực, không được tiếm danh, giả mạo chứng cứ, nhưng tại sao và động cơ nào khiến các vị lạm ngôn và cho rằng người Việt đã có những đánh giá về phiên tòa như các vị dẫn ra? Xin hỏi, đó là người Việt nào vậy? Mời các vị đến Việt Nam, hỏi bà hàng cá, hỏi anh công nhân, thậm chí hỏi ngay các giáo dân xem họ có nghĩ như các vị không?
Rõ ràng, chính các vị đang tìm cách chính trị hóa một phiên tòa kinh tế thành phiên tòa chính trị để phục vụ mưu đồ đen tối và bẩn thỉu của mình. Người Việt chân chính coi đó là một thủ đoạn hèn hạ.
Thứ ba, bài báo còn dẫn ra những phát biểu của những kẻ mà trước đây ở Việt Nam họ chỉ là đám lưu manh, trộm cắp rằng: “Việt Nam chưa bao giờ thực sự tôn trọng nhân quyền“. Vậy theo các vị thì phải phóng thích tên tội phạm kinh tế Lê Quốc Quân mới là nhân quyền ư? Vậy ai sẽ bảo vệ người dân bị móc túi thông qua trốn thuế?
Cũng trên bài báo này, tác giả cố gắng lèo lái để gắn vụ xét xử Lê Quốc Quân với vấn đề tôn giáo bằng cách trích dẫn lời nói của ông Nguyễn Cương nào đó rằng: “Thực tế ở trong nước thì vấn đề nhân quyền gần như không bao giờ có, cũng như họ luôn luôn đàn áp tôn giáo mà bây giờ ai cũng thấy được, nhất là đối với GHPGVNTN, là họ đàn áp như vậy, họ giam giữ các vị lãnh đạo như là tăng thống như thế, thì thế nào gọi là tôn trọng nhân quyền?“. Xin thưa, thủ đoạn này của các vị cũng đã xưa và hủ lậu lắm rồi, nó chỉ có thể lừa phỉnh được đám cừu bại não mà thôi. Thực tế là phiên tòa này không liên quan gì đến tôn giáo. Tòa án Hà Nội chỉ xét xử công dân Việt Nam phạm tội chứ không hề xét xử một tín đồ tôn giáo nào cả, việc nhà chúa thì chúa lo các vị ạ.
Tiện đây cũng nói thêm để các vị rõ, Lê Quốc Quân với tư cách là một con chiên của chúa nhưng chính anh ta đã bôi bẩn hình ảnh chúa Jesus và xấu đi hình ảnh của Thiên Chúa trong con mắt người dân. So sánh với 10 điều răn của Chúa, Lê Quốc Quân đã phạm tới 3 điều:
- Điều răn thứ bảy: Không được trộm cắp. Ở đây, trốn thuế về bản chất chính là ăn cắp. Ăn cắp tiền thuế của nhà nước chính là ăn cắp tiền thuế của người dân đóng góp.
- Điều răn thứ tám: Không được làm chứng dối. Điều này đòi hỏi Lê Quốc Quân phải trung thực, nhưng thực tế thì ngược lại. Anh ta đã man trá, sử dụng giấy tờ khống, giả mạo để trốn thuế; vu khống và bôi nhọ cơ quan điều tra. Hành vi này đã đi ngược hoàn toàn lời răn của chúa Jesus.
- Điều răn thứ mười: Không được ham muốn tài sản người khác. Ðiều răn này buộc con chiên phải có thái độ tôn trọng tài sản của kẻ khác; cấm tham lam và ham muốn bất chính tài sản của người khác. Thực tế thì sao? Lê Quốc Quân không chỉ ăn cắp tiền thuế của nhân dân đóng góp, mà còn ăn cắp ngay cả những đồng tiền mà giáo dân đóng góp cho cái gọi là cố vấn pháp lý cho giáo xứ Thái Hà. Tuy nhiên, những hành vi gian dối nhập nhèm trong sử dụng tiền của giáo dân đóng góp đã chưa bị lên án. Thông tin động trời nhất từ giới luật sư, có kiểm định qua nguồn tin cậy từ cơ quan điều tra thì chỉ trong 2 năm (2008, 2009) đã có 66 công ty từ nước ngoài chuyển vào hai tài khoản của Quân và Quyết một lượng tiền có giá trị đến hơn 80 tỉ VN đồng. Tài liệu này được trích lục trong hồ sơ vụ án (kèm theo lời hứa sẽ cho ảnh bằng chứng). Giới luật sư được tiếp xúc với hồ sơ điều tra cũng nói rằng, có một bản kê đến hơn 30 tỉ đồng để mua 9 món tài sản như đất đai, nhà cửa, ô tô… đứng tên mẹ, em gái, em trai của Quân.
Thiết nghĩ, những phân tích ở trên đã mô tả khá rõ bức tranh hiện thực về chân dung Lê Quốc Quân, một con người cả đạo lẫn đời đều có thể xếp vào dạng bất hảo. Vậy tại sao các vị lại cố bám víu kiểu vơ bèo bọt tép vào Lê Quốc Quân để chính trị hóa một phiên tòa kinh tế đơn thuần? Câu trả lời nằm ở cái tâm địa đen tối của đám zân chủ bất lương và của chính VOA.
Tác giả Nguyễn Phục Hưng và VOA đang tự xếp mình vào dạng bất hảo đấy!
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng