Bài gốc ở đây: Luật số 3: Bàn chân và đôi vai
Câu chuyện thứ nhất:
Chuyện đã thành một hiện tượng xã hội năm 2013, mà hẳn trong chương trình Táo Quân – Gặp Nhau Cuối Năm không thể bỏ qua.
Chuyện rằng có một cô gái tự xưng là Bà Tưng, bằng thủ pháp “thả rông ngực” với các clip tung lên mạng vô cùng “ảo diệu”, dư luận có người khen, có người chỉ trích nhưng kết lại thì cô vẫn đạt được điều cô muốn, đó là sự nổi tiếng.
Nhân cái sự nổi tiếng chóng vánh ấy của Tưng, các “gái nóng” khác cũng có thời nổi lên nhớ vú nhờ mông, nay nhanh chóng “đu càng máy bay” bằng cách chỉ trích chiêu trò của Tưng, rằng thì là mà.
Chuyện đó tạo nên một cảnh tượng đầy chất văn mà có lẽ nếu Vụ Trọng Phụng còn sống đó sẽ là nguồn nguyên liệu vô tận để ông viết đến mỏi cả tay.
Cậu chuyện thứ hai:
Chuyện mới rùng rình xa beng mấy ngày hôm nay, một cơn địa chấn thực sự cho làng ca sỹ Việt Nam.
Số là nhạc sỹ lừng danh Nguyễn Ánh 9 (Với những bài hát nổi tiếng như : Buồn Ơi Chào Mi, Ai Đưa Em Về, Chờ Người Tình Xa, Một Lời Cuối Cho Em, Bơ Vơ, Cô Đơn, Lối Về ….) trong một cuộc phỏng vấn với cánh phóng viên có nêu quan điểm khá gay gắt với một số “ca lẻ” ở Việt Nam.
Quan điểm ấy được khá nhiều người ủng hộ, và nó nhanh chóng đánh động tâm thức người thưởng nhạc về cái tính “nghệ thuật” trong giới “nghệ sỹ” ngày này. Nhưng chuyện đến đó chưa vui.
Hôm nay, Ngọc Đại, một tay “nhạc sỹ” mà tôi đánh giá là “hạng bét” của Việt Nam, từng bị phạt 30 triệu đồng và cấm phát hành một album với toàn những bài hát dung tục ( Cái Nường 8x, Thằng Mõ …) mà yếu tố nghệ thuật như 2 miếng tóp mỡ trong nồi canh quân dụng, ông này tuyên bố “Tôi còn chả biết Nguyễn Ánh 9 là ai”.
Nói thật, nếu không vì vụ lùm xùm quanh mấy bài hát khiêu dâm của Ngọc Đại, tôi còn chả biết Ngọc Đại là ai, còn Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ mà tôi và nhiều bạn bè đã yêu quý từ lâu.
Câu chuyện thứ ba:
Chuyện này thì không mới lắm, nhưng vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục, chuyện giữa Karl Marx và những ông “trí thức đương thời”.
Karl Marx là một nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà cách mạng lãnh đạo hiệp hội lao động quốc tế, năm 1999 trong một cuộc khảo sát ở Anh, ông được bầu chọn là nhà tư tưởng số một của Thiên Niên Kỷ, năm 2005, 27.9 % (tỉ lệ lớn nhất) số người được hỏi cho răng ông là nhà tư tưởng ua thích của họ, trong 100 người Đức vĩ đại nhất, ông đứng thứ 3.
Cuốn Tư Bản Luận của ông được các nhà tư bản đánh giá nó chính là liều thuốc cứu rỗi cả hệ thống tư bản chủ nghĩa, và còn, còn rất nhiều những ghi nhận của nhân loại đối với đóng góp của Marx, qua đó cho thấy rằng tài năng vượt bậc của ông là không thể chối cãi.
Tuy nhiên điều lạ là, một số nhà “tri thức” thời nay, những người mà cả cuộc đời chủa có được một nghiên cứu nào hay hớm, những người mà chưa hiểu nổi một khái niệm triết học, những người mà luận văn tốt nghiệp đại học con phải copy, những sinh viên mới nở mắt nỏ mũi, họ lại “lên tiếng” chỉ trích hết cái “sai lầm vĩ đại” này đến cái “phi lý tệ hại” khác của Marx. Rõ cười.
———————–
Luật đời số 3:
Nam Cao trong Đời Thừa có nói : Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thỏa lòng ích kỷ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác đứng trên đôi vai của mình.
Thế nhưng người đời vẫn nhầm lẫn giữa việc dìm người khác xuống để mình được nổi và rằng đó là đỉnh cao. Xung quanh bạn, kẻ ích kỉ thì nhiều, kẻ mạnh thì ít, bạn có thể không mạnh để cho người khác đứng trên vai, nhưng hãy đi bằng chính đôi chân của mình.
Có những lời chỉ trích thật tâm, bạn cần lắng nghe và suy ngẫm, cũng có những lời chỉ trích đến từ những con người ích kỷ, bạn cũng cần lắng nghe, nhưng rồi hãy bơ đi.
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA