Đừng kiếm ăn trên vong linh các anh hùng, liệt sĩ của dân tộc

Người xem: 191


Sắp đến sự kiện ngày 17-2 chiến tranh Biên Giới phía Bắc nổ ra, đám zân chủ lại không bỏ lỡ sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam để tấn công chính quyền. Ông Dương Danh Dy từng nói về cuộc chiến này, Việt Nam vì nghĩa lớn nên tạm thời gác lại không nhắc tới chứ không phải vì Việt Nam sợ hãi nên mau chống lãng quên. 


Nhân đọc một bài kêu gọi tưởng niệm ngày 17-2 trên blog của nhà zân chủ Đoan Trang (chắc các bạn cũng không xa lạ gì con người này, từng lê lết đi các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế ở các nước để vận động họ chống phá nhà nước Việt Nam). Nhìn bề ngoài thì thấy rằng, việc tưởng niệm sự hi sinh cao cả của những người lính bảo vệ biên cương đất mẹ, là hành động đáng trân trọng, nhưng đọc kỹ ta thấy dụng ý của những kẻ này không hoàn toàn thực tâm “tưởng niệm” mà với ý đồ xấu, với một dự án/sáng kiến mới để nhằm tấn công chính quyền như thường lệ!

– Thứ nhất, Đoan Trang và Trịnh Hữu Long cho rằng “Vì nhiều lý do, họ đã không được tưởng nhớ một cách xứng đáng trong suốt 34 năm qua. Giới trẻ ngày nay thậm chí hầu như không còn khái niệm về năm 1979 và những người lính, có khi cũng trẻ như họ, đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không được phép để họ bị lãng quên cùng với những ký ức rời rạc của người già.”. Thực tế có đúng như sự MÔ TẢ này?

(1) Ngay sau khi Trung Quốc rút quân, báo chí ta đã đưa tin về chiến thắng oai hùng này trên các trang đầu báo lớn, đường phố ngập tràn bích trương, băng rôn tuyên truyền về chiến thắng này, các tác phẩm văn học về cuộc chiến được ấn hành, phổ biến. Tiêu biểu như bài báo Nhân dân ngày 20/3/1979 đã có bài “Thêm một chiến công hiển hách ghi vào lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta: Thắng lợi rất oanh liệt và toàn diện – Đánh bại 600 nghìn quân Trung Quốc xâm lược”.

(2) Trong các sách sử phổ thông, khi đề cập đến phần lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước giai đoạn 1975-1979, đều có phần riêng nói về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc năm 1979.

Giáo dục lịch sử bảo vệ đất nước giai đoạn 1975-1979 trong sách giáo khoa Việt Nam.

(3) Cuộc chiến này còn được hóa thân vào vô số sách, truyện tranh thiếu nhi để giáo dục cho trẻ em, học sinh về tinh thần chống giặc ngoại xâm, chuyện cảnh giác…

(4) Hằng năm Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, nhất là báo quân đội, đơn vị quốc phòng… vẫn kỷ niệm tôn vinh những người con anh dũng đã ngã xuống để bảo vệ biên cương đất Tổ trong cuộc chiến Biên Giới phía Bắc. 

Hằng năm cứ đến những ngày này các cựu binh từng một thời vào sinh ra tử bảo vệ biên cưỡng Tổ quốc vẫn hành hương về nghĩa trang liệt sỹ phía Bắc để thắp cho đồng đội những nén hương những người đã ngã ngã xuống. Theo lời của một cựu binh (bác có nick FB Thắng Còng) từng bảo vệ biên giới phía bắc thì hằng năm suốt mấy chục năm qua, họ cùng đồng đội vẫn lên các nghĩa trang biên giới phía Bắc để thắp cho các đồng đội những người đã ngã xuống nơi biên cương đất mẹ. 

(5) Google về chủ đề “tuyên truyền chiến tranh Biên giới phía Bắc” sẽ thấy ngập tràn các bài báo kể về sự kiện này, xin trích một số trong những năm gần đây:
• Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 – Chính trị – Xã hội …



tuoitre.vn/chinh-tri…/bai-hoc-tu-cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979.html




18-02-2013 – Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17-2-1979, không …. tuyên truyền nhiều hơn nữa vào những ngày kỷ niệm về cuộc chiến …




• Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1 …




petrotimes.vn/…/bien-nien-su-kien-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-phia-ba…



4 ngày trước – Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1) … bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái, … Trung Quốc lấy lý do đó để tuyên bố về cuộc chiến chống Việt Nam.


• Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2 …

www.baomoi.com › Thế giới

3 ngày trước – Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2) … đấu bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền … lần lượt chuyển đến bạn đọc Biên niên sự kiện về cuộc chiến tranh này.

• Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979 | Chính trị – Xã … – Báo Thanh Niên

17-02-2013 – Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột … giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. … Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào …

• Hình ảnh cho Tuyên truyền về cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới 1979 

• Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc – Tạp chí Tia Sáng

tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News…

30-09-2013 – Nói chung, về cơ bản cũng phải tôn trọng sự thật lịch sử. … Riêng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, các sách giáo khoa môn Sử cũng như các phương tiện thông tin tuyên truyền khác … cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung những năm 1979, 1988…

Thứ hai, ngày 17/2 không thể và không nên xem là ngày tưởng niệm Chiến tranh Biên giới. Ngày này là do đám zân chủ, nhân sỹ năm 2013 “phát kiến” ra và đòi chính quyền lấy ngày đó tưởng niệm. Trên thực tế bắt đầu từ ngày 17/2/1979, Trung Quốc kéo quân sang xâm lược Việt Nam nhưng mấy ngàn năm trước đến ngày nay, ở nước Việt cũng như các nơi khác trên thế giới, người ta thường chỉ kỷ niệm những sự kiện tích cực, những sự kiện đem đến niềm vui, bởi vậy dân ta kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên, Điện Biên Phủ trên không, sự kiện ký hiệp định Paris, Đại thắng mùa xuân. Tức là những chiến công hoặc những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng và thằng giặc phải cút khỏi nước ta. Không ai đi “kỷ niệm” ngày thằng giặc đánh mình cả. Nó có nghĩa là ta lấy thằng giặc làm trung tâm và nhân vật chính. Ta kỷ niệm ngày thằng giặc đánh ta. Ta kỷ niệm một hành động của giặc, kỷ niệm hành động đánh ta của giặc. Thay vì kỷ niệm ngày vui chiến thắng của ta. Kỷ niệm hành động của ta, kỷ niệm hành động đuổi giặc của ta. Kỷ niệm sự thắng lợi của ta. Lấy ta làm trung tâm và nhân vật chính. Bởi vậy nếu có ngày tưởng niệm đó, thì có thể chọn ngày 18/3, là ngày mà đoàn quân xâm lược sứt mẻ của Trung Quốc hoàn thành việc rút đại quân ra khỏi Việt Nam, để lại hàng vạn xác đồng đội xâm lăng. Chứ tuyệt đối không phải là ngày 17/2. Đó là tư tưởng của nạn nhân đưa đầu chịu đánh, chứ không phải là tư tưởng của một dân tộc quật cường chống xâm lược và quyết chiến quyết thắng bọn giặc xâm lược.


Tuy nhiên khách quan mà nói, trong cuộc chiến này ta tổn thất lớn, còn nhiều điều cần rút kinh nghiệm. Xét về khía cạnh này, tôi hoàn toàn nhất trí với TS NGUYỄN MẠNH HÀ, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng) phát biểu trên báo Tuổi trẻ ngày 18/2/2013 trong bài “Bài học từ cuộc chiến bảo vệ Biên giới 1979” có đoạn:

Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17-2 đến 5-3-1979. Nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt chín năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói VN đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, VN càng ngày càng bất lợi. Chính vì vậy, năm 1988, khi VN chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì VN và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.

Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.

Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. 

Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn – thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.



Hiểu sâu sắc lời phát biểu của các học giả như Dương Danh Dy hay TS Nguyễn Mạnh Hà, chúng ta mới thấy rõ ý đồ “thiếu xây dựng” của những kẻ mang danh “đấu tranh dân chủ” kia. 

Còn cơ sở cho đám người này phát động tưởng niệm những liệt sỹ trong cuộc chiến tranh Biên giới Phía Bắc kia dựa trên “nhận định” về việc 34 năm qua những người lính hy sinh trong cuộc chiến này không được quan tâm xứng đáng là từ phía chính quyền hay từ phía những kẻ tự xưng là “đấu tranh zân chủ” kia? Khi đã cùn mài hình thức “đấu tranh”, “kiệt vốn”, thì chúng mới có sáng kiến núp dưới những liệt sỹ này để kích động tư tưởng chống Trung Quốc, qua đó “có cớ” để lên án chính quyền “hèn nhát, tay sai, bán nước…” để duy trì sự tồn tại cho chúng chăng?

Trừ năm 2013, khi mấy vị bauxite, no-u phát minh ra sáng kiến này, còn mấy chục năm trước đó, có ai không thấy các vị zân chủ, nhơn sỹ tri thức ấy đi tưởng niệm, thắp hương cho những liệt sỹ này đâu, mà chỉ có những vị đầu đã lấm chấm muối tiêu hai thứ tóc cùng các đoàn thể ban nghành chính quyền, các bạn sinh viên mà hằng ngày chúng bảo bị cộng sản nhồi sọ cầm hoa và nến hướng dẫn những cựu binh còn may mắn sống sót năm nào lên thắp nén hương cho động đội đã ngã xuống để bảo vệ biên cương đất mẹ? Phải chăng với những nhà zân chủ dường như những cung đường Tây Bắc khó đi, những nghĩa trang liệt sỹ ớ những nơi biên giới xa xôi héo lánh khó lòng kéo chân các nhà zân chủ hay trên đó không đông vui, không gần các đại sứ quán nước ngoài, không có dịp để mà ăn vạ để phô trương khoe mẽ khi công an đụng tới, không được những truyền thông chống cộng chú ý tới… . Đơn giản nhất, là 34 năm qua có thấy các đám zân chủ nào thăm hỏi, động viên các cựu binh ấy sau khi chiến tranh trở về đâu – những cựu chiến binh họ sống đầy ớ HN và rảu rác khắp nước đấy. Hay chúng nó lại bảo rằng đó là trách nhiệm của cộng sản, chúng nó mải đi “tập huấn xã hội dân sự”, “đấu tranh bất bạo động” ở Thái Lan, Philippin hay c ác nước Châu Âu, ở châu Mỹ, làm anh hùng đấu tranh trên bàn phím, nào biết đến những đồng bào, chiến sĩ vẫn ngày đêm bám đất, bám biển giữ từng tấc đất. 

Đấy, cái sự thật đấy, giờ đây, “nhàn cư vi bất thiện” chúng muốn kiếm chác tí danh vọng cho mình,phục vụ cho mưu cầu chính trị của chúng mà chúng sẵn sàng phá hủy cả một nền hòa bình, độc lập, thống nhất, chủ quyền lãnh thổ mà biết bao đời cha ông dựng xây và biết bao lượt cha anh đã đổ máu để giữ gìn. Chắc chúng muốn nhìn cảnh hằng trăm thanh niên tuấn tú dân Việt lên tuyến đầu phía bắc lao mình vào lửa đạn như những năm 79 chúng mới hài lòng.













Linh Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *