Khoai@
MC: ô chữ gồm có ba chữ cái, đây là một bộ phận trên cơ thể con người. Lưu ý cả ba người chơi, ô chữ này có ba chứ cái. Này chị kia, chị cười gì vậy?
NC: Hihi, không anh ạ, em chỉ nghĩ là không bao giờ có “chữ đực” đâu ạ.
MC: Chị thật zi zỏm, vâng tất nhiên rồi, chỉ có “chữ cái” mà không có “chữ đực”. Tôi thực sự cảm phục chị về sự liên hệ giữa những chữ cái với vấn đề giới tính. Cũng lưu ý với người chơi, đây là một bộ phận trên cơ thể con người. Vầng, xin mời chị, đây là lượt quay của chị.
NC: Vầng, cảm ơn anh, em đoán chữ N
MC: Vâng, xin hỏi, ý chị là nờ cao hay nờ thấp à?
NC: Hihi, làm gì có nờ cao hay nờ thấp hả anh? chỉ có chữ nờ, chứ không phải chữ lờ của anh đâu. Anh tài liên tưởng thật đấy. hĩ hĩ.
MC: Vâng, chị đã đoán đúng. Nờ, có một chữ N. Xin mời chị quay tiếp ạ.
NC: Anh cho em làm phát, chữ Ô
MC: Tuyệt vời, đúng là có 1 chữ ô ngay cạnh chữ nờ (N). Có 3 chữ cái, chị đã đoán được 2, vẫn còn 1 chữ nữa. Bây giờ chị muốn đoán ngay hay là quay tiếp?
NC: Hehe, em muốn đoán ngay, nhưng mà em… ngại lắm ạ em không dám…nói đâu. hí hí..
MC: Đừng ngại, chị cứ nói đi…một chữ Ô đứng sát ngay trước chữ nờ, vầng một âm thanh quen thuộc đấy chứ?
NC: Dạ đúng thế ạ.
MC: Chị có thể nói cho khán giả biết, chị thường nghe thấy âm thanh quen thuộc này ở đâu hay khi nào ạ?
NC: (Đỏ mặt). Dạ thưa anh, em thường thấy các bà các chị hay nói từ này, nhất là khi cãi nhau í ạ. Họ hay so sánh nó với cái mặt của ai đó và đôi khi lại so sánh nó với món ăn ạ. Dạ em không nói được ạ, cái này nó rất là tế nhị, em ngượng lắm ạ. Nhưng em là chuyên gia về cái này đấy ạ.
MC: Vâng, chị là chuyên gia, chúng tôi dành cho chị ít phút để nói về từ bí mật này với vần “ÔN”. Chị sẵn sàng chứ?
NC: Vâng xin cảm ơn chương trình đã cho em diễn đàn này để thể hiện lối tư duy hình tượng của mình.
E hèm…Theo em thì từ có vần “ôn” có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng thường thì người ta hay dùng khi cảm thấy ức chế, bức xúc một điều gì đó, hoặc căm tức một ai đó và cảm thấy cần thiết phải giải phóng. Ví dụ: “nóng vãi ..ôn!” (nóng nực không chịu được); “chán vãi ..ôn!” (quá chán); “thời tiết như ..ôn!” (thời tiết xấu quá); “Nhìn cái ..ôn à?” (mày nhìn gì tao thế?) “Lải nhải cái ..ôn!” (đừng nói nữa tao nhức đầu lắm) “Thằng mặt ..ôn” (tao ghét mày rồi đấy!)…đơn giản hơn: “..ôn!” (chán không còn từ gì để nói).
Cũng có khi người ta dùng từ “..ôn” để biểu đạt sự nghi vấn. “Cái ..ôn gì thế?” (cái gì thế – CLGT); “Nó nói cái ..ôn gì thế nhỉ?” (bạn ấy nói gì tớ nghe không rõ). “Thế là thế ..ôn nào?” (thế này là thế nào) “Thằng ..ôn nào kia?” (thằng nào kia?). Đa phần trong trường hợp này từ mang vần “ôn” chỉ mang tính chất bổ ngữ, bổ sung sắc thái, có thể loại bỏ từ này mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.
Cũng có lúc người ta sử dụng từ “..ôn” để thể hiện sự phấn khích: “Sướng vãi cả ..ôn” (quá sướng); “đẹp vãi ..ôn” (đẹp quá); hoặc đơn giản hơn: “vãi ..ôn!” (hay quá/tuyệt quá/kinh ngạc quá/wonderful…)
Kính thưa khán giả, và anh em xi, vừa nãy anh có khuyến khích em nói ra từ này, nhưng em không nói mặc dù em biết chắc muời mươi. Để trả lời câu hỏi có nên khuyến khích nói từ này không, thì theo em là không nên khuyến khích, vì ít nhiều cách dùng từ này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song bảo rằng nên ngăn cấm việc sử dụng từ này là không nên và duy ý chí: có mà cấm được cái ..ôn(!). Vì từ ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huống nào là không nên. Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ này khiến các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa). Dùng để xúc phạm hay mạ lị một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi. Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì cấm tiệt, chớ có dùng. Đại khái thế…
MC: Vâng, chị đã thuyết trình rất hay về một từ chỉ một bộ phận trên cơ thể con người khiến chúng tôi và khán giả truyền hình mở mang đầu óc. Nhưng tôi rất lấy làm tiếc, chị biết mà lại không dám nói mặc dù đã được khuyến khích. Và bây giờ chị không đoán thì tôi xin giải đáp: Đây là chữ là “RỐN”! Vầng, RỐN là một bộ phận trên cơ thể con người. Từ RỐN được cấu trúc bởi 3 chữ cái. R-Ô-N, trong đó có vần “ôn” của chị.
Không ngượng lắm đâu chị nhờ?
NC: Ơ..ớ, em tưởng…
MC: Chúng tôi đánh giá rất cao lối tư duy hình tượng, và sự liên tưởng lãng mạn đến ngất ngây của chị.
NC: Vầng…
———-
Bài có sử dụng tư liệu của con Phet lìn tru trên mạng
MC: Chúng tôi đánh giá rất cao lối tư duy hình tượng, và sự liên tưởng lãng mạn đến ngất ngây của chị.
NC: Vầng…
———-
Bài có sử dụng tư liệu của con Phet lìn tru trên mạng
Tin cùng chuyên mục:
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới
Nóng: Giám đốc Đại học Huế bị bắt