Biểu tượng thật sự cho Lễ Giáng Sinh ở Mỹ là mùa thu hoạch lợi tức của giới thương gia (businessmen’s harverst), là kỳ nghỉ dài ngày để những người đi làm xa về thăm gia đình hoặc để vui chơi trong các cuộc truy hoan say sưa túy lúy.
Mặc dầu hiện nay sống trong thời đại văn minh nhưng vẫn còn tới 61% dân Mỹ có niềm tin Công giáo . Báo West Coast Times, California. 24-5-1996, ký giả Paul Recer tường thuật, “cuộc thăm dò căn bản về khoa học, cho thấy rằng 75% dân Hoa Kỳ dốt nát về khoa học và tài chánh, không quá 50% lớp tuổi trưởng thành biết rằng quả đất quay quanh mặt trời hằng năm” (75% get dunce caps in US, quizzoes on science, finance, by Paul Recer, Washington. Less than half of American adults understand that the earth or bits the sun yearly, according to a basic science survey).
Vào thời kỳ nước Mỹ lập quốc cách đây trên 200 năm, chắc chắn số dân Mỹ có niềm tin Ki-tô còn cao hơn nhiều. Nhưng không phải vì thế mà nước Mỹ lọt vào tay các nhà lãnh đạo cuồng tín. Từ vị tổng thống tiên khởi là Washington đến nay, hầu hết các vị lãnh đạo tối cao của nước Mỹ đều là hội viên bí mật của Hội Tam Điểm (Free Masonry). Chủ trương của hội này là Chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục (Human Secularism) hoặc còn gọi là chủ nghĩa Nhân Đạo Tự Do (Liberal Humanism). Những người lãnh đạo Hoa Kỳ thấm nhuần tư tưởng của các triết gia thuộc Phong Trào khai sáng (Enlightenment) thế kỷ 18 ở Âu Châu và kinh nghiệm đau thương về các cuộc chiến tranh tôn giáo trên thế giới nên đã áp dụng chính sách tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều này được ghi rõ trong Tu Chính Án 1 và 14. Chính quyền Mỹ không cấm đạo, nhưng họ khôn khéo giáo dục và chuyển hóa tâm lý quần chúng bằng nhiều phương cách hòa bình.
Ngày nay, thay vì đi nhà thờ mừng lễ Phục Sinh (Easter), người ta chỉ cần bày trước cửa nhà mấy trái trứng nhuộm đủ màu. Thay vì nộp tiền cho Cha cố để xin lễ cầu hồn trong dịp Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn (31/10 và 1/11), người ta chỉ cần trưng bày vài trái bí đỏ (pumpskin) hay treo vài cái màng nhện, vài bộ xương người giả trước cửa nhà cho vui.
Ở các nước Công giáo nghèo và lạc hậu, biểu tượng của ngày lễ Noel thường là đèn ngôi sao và hang đá Noel làm bằng giấy bồi có bộ tượng Noel.
Ở nước Mỹ này chúng ta không thấy đèn ngôi sao và hang đá Noel làm bằng giấy bồi với những bộ tượng sinh nhật trong dịp lễ Noel. Đi đâu chúng ta cũng chỉ thấy những cây thông thật và giả, những con nai giả kéo xe trượt tuyết và những ông già Noel bụng phệ… Tất cả những thứ này chẳng có liên hệ gì đến Jesus. Cũng như ở các nhà thờ Mỹ chúng ta không thấy hang núi đá Lộ Đức vì hang đá này là biểu tượng cho hai tín điều Công giáo: “Tín Điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” và “Tín Điều Giáo Hoàng không thể sai lầm”! Nhưng hai tín điều này chỉ còn là niềm tin mà thôi. Còn thực tế thì đã có quá sai lạc, tôi sẽ trình bày trong một dịp khác.
Biểu tượng thật sự cho Lễ Giáng Sinh ở Mỹ là mùa thu hoạch lợi tức của giới thương gia (businessmen’s harverst), là kỳ nghỉ dài ngày để những người đi làm xa về thăm gia đình hoặc để vui chơi trong các cuộc truy hoan say sưa túy lúy.
Nói rõ hơn Noel hay lễ Giáng sinh chỉ là một ngày lễ truyền thống và mùa Tết được nghĩ nhiều ngày, hơn là mang ý nghĩa tôn giáo. Có thể nói, đây là mùa kinh doanh (business season) chứ chẳng phải là để mừng Ngài Giê-su ra đời.
Còn tại Việt Nam, thanh niên nam nữ cũng có dịp đồ ra đường trước đêm Noel để vui chơi, và trong các vùng có nhiều tín đồ Công giáo thì đó là ngày đau khổ nhất cho loài chó, vì bị giết để ăn tiệc (reveillon).
Trích từ GIAODIEMONLINE.COM
Tin cùng chuyên mục:
Nguyễn Xuân Diện và sự thật lịch sử về Hải chiến Hoàng sa
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA