PHẠM CHÍ DŨNG VÀ DỊCH HẠCH, DỊCH TẢ

Người xem: 157

LâmTrực@


Ông Phạm Chí Dũng, người viết bài “Tui chẳng biết hội đồng nhân quyền là cái gì…” đăng trên trang Theo Bauxite Việt Nam là biệu tượng của sự tráo trở đến kinh ngạc. Điểm mạnh của ông Dũng về tuyên giáo rõ ràng là không thể phụ nhận, nhưng tiếc thay, nó không được dùng để thể hiện tính khả dụng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Mở đầu ông Dũng viết rằng: “2013 là một năm kỳ diệu và không kém phần kỳ quặc. Lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam được “đặc cách” vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với 96% phiếu thuận – một tỷ lệ chỉ có thể so sánh với công tác bầu bán vào thời thịnh trị của chính thể luôn đau đáu với điều 4 Hiến pháp, hoặc ngang ngửa với con số mà Tổng thống Saddam Hussein nhận được trong cuộc bầu cử cuối cùng trước khi ông bị lật đổ ở Iraq“. 


Cái đúng của ông Dũng là ở chỗ, đây là lần đầu tiên Việt Nam được vào Hội động nhân quyền LHQ, nhưng cái sai của ông, đồng thời cũng là cái tâm đen của ông là ở chỗ ông nói đó là sự “đặc cách“, nghĩa là chả phải thi thố gì, chả phải phấn đấu hay cạnh tranh gì. Tiếp theo, ông bình về tỷ lệ 96% phiếu thuận bằng cách so sánh với “con số mà thống Saddam Hussein nhận được trong cuộc bầu cử cuối cùng trước khi ông bị lật đổ ở Iraq“. Trước hết ông Dũng nó thế là xúc phạm đến Hội đồng nhân quyền LHQ, đến Việt Nam. Ông nên nhớ, chiêu bài nhân quyền là một trong những điểm cốt tử mà các nước khác luôn muốn dùng nó để dẫn dắt hướng lái Việt Nam đi theo quỹ đạo của họ. Nó giống như thứ mồi nhử, như điều kiện buộc phải có nếu như Việt Nam muốn hội nhập quốc tế. Vì thế, LHQ không phải là ông bù nhìn, và Việt Nam cũng chả cần đến thứ đặc cách đó. Con số 96% những tưởng đã nói lên sự tiến bộ đáng kể của Việt Nam về vấn đề nhân quyền trong mắt bạn bè quốc tế, vậy mà sao ông lại dè bỉu, lại so sánh với số phiếu mà ông tổng thông Iraq được bầu bán? sự so sánh trí trá của ông rõ ràng là không tương xứng. 

Ông nói: “Toàn bộ giới ngoại giao, tuyên giáo và báo chí khối đảng lại một lần nữa bày tỏ thái độ đắc thắng trước các “thế lực thù địch”. Một tuyên truyền viên cao cấp ngay lập tức cho rằng thành công vào Hội đồng nhân quyền của Nhà nước Việt Nam là một đòn mạnh giáng vào luận điệu xuyên tạc của những thế lực không mấy trong sáng đó“. Điểm này, ý giễu cợt của ông lại không đúng rồi. Một chiến thắng mà Việt Nam lần đầu tiên có được, một mặt để chứng tỏ cho thế giới biết mình đang tôn trọng nhân quyền và mặt khác tham gia đóng góp được nhiều hơn cho việc bảo về quyền con ngươi trên trái đất mà ông lại giễu cợt ư? Vì sao ông lại bực bội đến thế? Rõ là ông không muốn Việt Nam tham gia hội đồng này chút nào, nhưng dù bực bội hay thất vọng, ông cũng nên biết rằng, Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền trước hết và chủ yếu đem lại lợi ích cho người dân Việt Nam và ngay cả những kẻ luôn kêu gào rằng nhân quyền ở Việt Nam đang bị chà đạp. Đó cũng chính là cơ hội cho những người làm nhân quyền “chuyên nghiệp” ở Việt Nam đấy chứ? Vì thế, hân hoan khi được LHQ tín nhiệm lẽ ra phải được khích lệ chứ?

Còn nhớ, khi Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ, không ít kẻ phá bĩnh đã tìm mọi cách, mọi chiêu bài và thủ đoạn nhằm cản trở, ngăn ngừa không cho Việt Nam tham gia. Những tuyên bố, những lời kêu gọi, những lời cảnh báo, những cuộc vận động rầm rộ của giới zân chủ trong nước và các tổ chức quốc tế liên tục được gửi đến Hội đồng nhân quyền. Chắc không cần nhắc ông cũng hiểu nội dung của những thông điệp đó là gì phải không? Vậy sao Việt Nam vẫn thắng và thắng ngoạn mục? Nếu nhìn nó dưới góc nhìn của một cuộc chiến, thì rõ ràng sự kiện này là một cái tát khủng khiếp vào những kẻ lừa lọc tâm địa sẫm màu.

Điểm đáng nói nhất trong bài viết của ông Phạm Chí Dũng chính là lấy cớ dẫn lời ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội nhân quyền quốc Tế, ISHR (Đức), ẩn dụ rằng “theo một câu châm ngôn của Tây phương, sẽ chỉ là một sự chọn lựa giữa bệnh dịch hạch và bệnh dịch tả nếu bất cứ quốc gia nào được bầu dù là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út hay Việt Nam. Câu châm ngôn độc địa trên lại bị xem là phát tác không thể tốt lành hơn trên mảnh đất tuyên giáo màu mỡ Việt Nam. Dù giữ thái độ im lặng và biểu tả tự ti một cách rất không bình thường trước thời điểm Nhà nước “lên bàn mổ” của Hội đồng nhân quyền, các báo đảng lại đồng loạt vỡ òa niềm vui ngay sau đó“. 


Không khó để nhận ra lối giải thích cực đoan của ông Dũng khi Việt Nam được vào Hội đồng nhân quyền. Ông ám chỉ rằng, khi phải lựa chọn một trong hai thứ, mà thứ nào cũng xấu thì lẽ đương nhiên một cái xấu sẽ được chọn. Xin lỗi ông Dũng, có ai bắt buộc ông phải lựa chọn một cái xấu này thay vì một cái xấu khác? Ông có quyền bỏ phiếu trắng nếu không đồng ý và đó là cái quyền con người của ông đấy. Tiện đây cũng nhắc ông luôn, Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được bảo hộ trong Tuyên ngôn nhân quyền và luật quốc tế, vì thế ý kiến của Hội đồng là dại điện cho ý chí, nguyện vọng của các các quốc gia thành viên. Một cái đầu của ông, hay dăm ba cái đầu của những kẻ mệnh danh zân chủ liệu có thể sánh được với sự sáng suốt của tỉ cái đầu quốc gia thành viên? Tôi không tin là Hội đồng nhân quyền quốc tế đã có lựa chọn sai.

Tôi cũng băn khoăn rằng, nếu như ông Dũng đánh giá thấp sự lựa chọn của Liên hợp quốc, vậy theo ông có phải là ông đánh giá cao sự cản trở của những băng nhóm tiếm danh kiểu “mạng lưới blogger Việt Nam“?



Xứng đáng hay không, hãy xem một chuyên gia Pháp, bà Martine Anstett, Phó vụ trưởng vụ nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền thuộc tổ chức quốc tế Pháp Ngữ nói: “Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhan quyền LHQ – cơ quan liên chính phủ quan trọng nhất về quyền con người – mở ra một trang mới về uy tín và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam“, và “Chúng tôi tin tưởng Việt Nam đã, đang và sẽ có những nỗ lực tích cực không ngừng trong vấn đề này và Tổ chức Pháp ngữ luôn đồng hành cùng các bạn“. 


Một Việt kiều Mỹ sống ở Honululu, Hawaii xin giấu tên nói: “Về nước làm ăn mới thấy nhân quyền tiến bộ như thế nào, nếu không về tôi luôn hiểu sai về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, và việc Việt Nam được bầu với số phiếu thuận cao nhất đã phần nào nói lên được sự tiến bộ về nhân quyền của nước nhà. Tôi nghĩ, là thành viên hội đồng nhân quyền, Việt Nam sẽ chứng tỏ cho thế giới biết chính phủ tôn trọng nhân quyền như thế nào, và sẽ chứng minh những thông tin về đàn áp nhân quyền mà các nhà dân chủ trong nước đưa lên mạng là vu cáo, bịa đặt“.

Thiết nghĩ, không cần bình luận gì nữa về vấn đề này.

Cũng trong bài viết, Phạm Chí Dũng mắc một sai lầm nghiêm trọng khi có cái nhìn tiêu cực, lệch lạc về văn hóa của người Việt Nam: “Cường điệu và khoa trương đến mức bất chấp liêm sỉ cũng là một căn bệnh luôn được định dạng như một thói tật rất, rất thiếu trong sáng của người Việt“. 


Nhận định về câu nói bất bình thường này của Dũng, một bạn sinh viên Đại Học Sư phạm Hà Nội viết: “Tôi thất vọng về anh Phạm Chí Dũng, thật sự chả có sự báng bổ mạ lị, đê tiện nào hơn thế. Anh Dũng điên mất rồi, sao anh lại quay lưng với dân tộc và rủa xả cả đất nước cũng như gia đình anh như vậy?“. Đó chỉ là lời của một cô sinh viên.

Thực lòng, tôi đã từng đánh giá cao ông Phạm Chí Dũng. Nhưng giờ đây, tôi không muốn bàn thêm về nội dung bài viết này của ông nữa, nó làm cho người đọc tởm nôn bởi lối viết quy chụp kiểu thầy bói sờ voi.

Dưới góc nhìn văn hóa, tôi lần đầu thấy một nhà báo lại được định dạng bởi một phông văn hóa thậm khốn như ông Phạm Chí Dũng. Tất nhiên cái phông văn hóa ấy, lối ứng xử như dịch hạch dịch tả đó tôi đã thấy nhiều lần ở những Bùi Hằng, Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Nguyễn Chí Đức, nhưng không ngờ nó lại được phát lộ từ ông Phạm Chí Dũng.

Tôi rất thất vọng, và không ngờ, dịch tả và dịch hạch lại tiềm tàng và bộc phát từ miệng ông Phạm Chí Dũng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *