CHUYỆN NÓI XẤU ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ

Người xem: 474

LâmTrực@

Đọc bài viết “Chân dung ông Phạm Quang Nghị, ứng viên Tổng bí thư” trên trang Dân Làm Báo của một người giấu mặt mà cảm thấy buồn nôn. 

Vẫn chiêu trò chia rẽ nội bộ ấy, vẫn kế gián ấy, và vẫn trò vấy bẩn ấy được nâng cấp thành một bài báo, và kèm theo là đám tung hứng, hỏi đáp, ra vẻ ta đây khách quan. Tất nhiên, vải thưa không che nổi mắt thánh, những chiêu trò cũ mèm đã bị lật tẩy, và ngay cả trang Dân Làm Báo cũng bị tẩy chay đến vắng hoe như chùa bà đanh.


Khách quan mà nhận xét, ông Phạm Quang Nghị là vị Bí thư Thành ủy Hà Nội vất vả nhất từ trước đến nay. Cái vất vả của ông là lẽ tự nhiên, và xuất phát từ nhiều lý do.

Trước hết phải kể đến là những khó khăn chồng chất của thời kỳ trước khi ông về làm Bí thư vẫn tồn tại dai dẳng, đánh đeo với Hà Nội. Khỏi phải nói nhiều, những tồn tại như nạn chạy chức chạy quyền diễn ra phổ biến; nạn tham ô, tham nhũng hoành hành; nạn cửa quyền quan liêu diễn ra hàng ngày hàng giờ; tình trạng hỗn loạn trong giao thông đô thị tới mức tưởng chừng không thể kiểm soát; những bản sắc văn hóa của Hà Nội dường như đang mai một; những bất cập, hạn chế, và tiêu cực trong xây dựng cơ bản có vẻ như rất khó kiểm soát…Tất cả những thứ đó là cả một đống khó khăn mà ông Phạm Quang Nghị phải đối mặt.

Thứ hai, cái vất vả của ông cũng xuất phát từ quyết sách của Nhà nước khi sáp nhập 2 đơn vị hành chính là Hà Nội và Hà Tây. Quản lý một Thủ đô Hà Nội như nó vốn có trước đây đã khó, nay lại phải quản lý điều hành cả một Hà Nội rộng lớn mênh mông “không giống ai” thì cái lẽ vất vả khó khăn là đương nhiên. Một Hà Nội hầm bà làng, với trăm thứ bà giằng, loang lổ sẽ không dễ quản lý, điều hành. Vậy nên, nhận trách nhiệm quản lý như ông Nghị quả là dũng cảm.

Thứ ba, ông Phạm Quang Nghị, như người dân nói không phải là loại người khoa trương. Ông là người của công việc và tôn trọng thực tế và khá kiệm lời. Người ta dễ nhận ra một thực tế là chính ông, trên cương vị của người lãnh đạo Hà Nội rất chịu khó lắng nghe tiếng nói của người dân, và cũng chính ông đã được dư luận đánh giá cao khi đã tiên phong “mở miệng” xin lỗi dân khi có những phát ngôn lỡ lời. Tác giả Huy Đức trên báo Sài Gòn Tiếp thị đã có nhận xét: “Các chính trị gia trên thế giới vẫn thường lỡ lời. Các quan quan chức Việt Nam lỡ lời cũng không phải là chuyện hiếm. Nhưng, ông Phạm Quang Nghị, có thể nói đã trở thành một quan chức trong nước, rất hiếm hoi, lựa chọn cách ứng xử văn minh: thấy sai thì “xin lỗi”.

Khó khăn là thế, vất vả là thế nhưng Hà Nội đã đổi thay. Sau vài năm sáp nhập, Hà Nội khổng lồ đã có bộ máy chính quyền ổn định, khá vững vàng. Tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô đã khởi sắc. Và đây, khỏi phân tích dài dòng, mời các bạn tham khảo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội (Bản gốc ở đây):
Ước tính 9 tháng năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 7,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,35%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,42%, ngành dịch vụ tăng 8,9%.

Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 4,4% so cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội): đạt 172647 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực vốn nhà nước do địa phương quản lý tăng 21,1% so với cùng kỳ, riêng phần vốn ngân sách của Thành phố tăng 24,4%, đạt 63,6% so với kế hoạch năm 2013. Tốc độ giải ngân 9 tháng năm 2013 tăng khá so với tốc độ giải ngân của cùng kỳ năm trước. 


Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ước tính 9 tháng năm 2013 đã thực hiện cấp mới và điều chỉnh 246 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt 768,19 triệu USD, tăng 6,5% số dự án và bằng 83,6% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ.

Dự kiến, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm 2013 tăng 12,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó, bán lẻ tăng 12,3%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 7404,7 triệu USD, giảm 1,5% so cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu địa phương giảm 0,9%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 17229,5 triệu USD giảm3,5% so cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương giảm 2,1%.

Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội là 1363,9 nghìn lượt người tăng 20,1% so cùng kỳ. Khách nội địa đến Hà Nội tăng 11,3% so cùng kỳ năm trước.

Sau 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 năm trước tăng 5,79%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2013 so cùng kỳ tăng 6,17%.

So với 9 tháng đầu năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 14,7%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 14,4%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 15,4%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 13,5%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 12,2%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 14,9%.

Dự kiến 9 tháng năm 2013, doanh thu bưu chính tăng 15,1% so cùng kỳ năm trước. Số thuê bao tăng thêm là 767,5 nghìn thuê bao điện thoại (tăng 14,8% so cùng kỳ năm trước); 288,6 nghìn thuê bao Internet (tăng 14,4%). Doanh thu viễn thông đạt 12,3 nghìn tỷ đồng (tăng 15,7%).

Uớc tính tổng diện tích gieo trồng Cây hàng năm vụ mùa năm 2013 đạt 123.670 ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích cây lâu năm ước tính 9 tháng năm 2013 đạt 17.447 ha, tăng 0,3% so với cả năm 2012.

Diện tích rừng trồng mới 9 tháng năm 2013, ước đạt 263 ha, tăng 29,6% so với cả năm 2012. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 8.515 m3, tăng 8,2 %, trong đó rừng trồng 8.287 m3,tăng 8,4%; Sản lượng củi 38.474 Ste, tăng 5,2%; Từ đầu năm đến nay toàn Thành phố đã xảy ra 13 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy là 22,5 ha diện tích rừng trồng, giá trị thiệt hại ước tính khoảng 85 triệu đồng.

Ước 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng 2013 ước đạt 52.122 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng ước đạt 49.637 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ;

Giáo dục mầm non và phổ thông: Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 2.495 trường (tăng 61 trường so với năm học trước và chủ yếu là các trường ngoài công lập).Ước 9 tháng, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh và đào tạo cho 110.000 lượt người, đạt 74,8% kế hoạch năm, tăng 17% so cùng kỳ năm trước. Tính đến năm học 2013-2014: trên địa bàn thành phố Hà Nội có 50 trường đào tạo chuyên nghiệp với tổng số 62.065 học sinh. 75 trường đại học và 53 trường cao đẳng, cao đẳng nghề (bao gồm cả các trường thuộc Bộ Giáo dục – Đào tạo và các trường thuộc Bộ, Ngành).

Thu ngân sách trên địa bàn 8 tháng đầu năm 2013 đạt 79994 tỷ đồng, đạt 49,7% dự toán năm và bằng 94% so cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách địa phương 8 tháng đầu năm 2013 là 29768 tỷ đồng, đạt 50% dự toán và bằng 120% so cùng kỳ

Dự kiến đến cuối tháng Chín năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 978.629 tỷ đồng, tăng 9,11% so cuối năm 2012. Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng Chín năm 2013 đạt 675.713 tỷ đồng, tăng 3,5% so cuối năm 2012.

Nguồn: Trích Báo cáo Tình hình kinh tế – xã hội Hà Nội tháng Chín và 9 tháng đầu năm 2013 – Cục Thống kê TP. Hà Nội

Những gì chúng ta thấy Hà Nội đã làm như trong báo cáo của Tổng cục thống kê quả là đáng trân trọng. Thành quả đó, trước hết và chủ yếu là người dân Thủ Đô, nhưng không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội của người đứng đầu. 

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, với những đặc điểm không giống ai của Hà Nội, làm được như ông Phạm quang Nghị quả là rất khó, và không đáng ngạc nhiên khi đám Dân làm báo lại liên tục chĩa mũi nhọn vào ông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *