Khoai@
Thực sự là mình viết entry này khá lâu rồi, từ khi nghe tin đại tá Phó cụ trưởng Cục CSGT nói khi tập huấn về văn hóa ứng xử của lực lượng này. Nghĩ mãi, cuối cùng cũng quyết định đăng. Bởi đăng nó có lợi cho xã hội, và góp phần tạo dựng hình ảnh anh CSGT đẹp trong mắt người dân.
Thực sự là mình viết entry này khá lâu rồi, từ khi nghe tin đại tá Phó cụ trưởng Cục CSGT nói khi tập huấn về văn hóa ứng xử của lực lượng này. Nghĩ mãi, cuối cùng cũng quyết định đăng. Bởi đăng nó có lợi cho xã hội, và góp phần tạo dựng hình ảnh anh CSGT đẹp trong mắt người dân.
Nếu như CSGT chỉ chào người lịch sự thôi có vẻ như không hợp lý lắm, và dường như có mâu thuẫn với quy định của ngành công an về quy trình tác nghiệp của CSGT.
Xin không bàn về ý nghĩa của việc chào, chỉ xin nói về chữ “lịch sự” trong câu nói: “Chỉ cần chào những người lịch sự, và những người không lịch sự thì không cần chào”.
Trước hết, thế nào là lịch sự? Tiêu chí để đánh giá lịch sự là gì, gồm bao nhiêu tiêu chí, căn cứ vào đâu? Áo quần? dáng dấp? giọng nói? ánh mắt, nụ cười, hay cái gì khác nữa? Rõ ràng là chả có tiêu chí nào cả.
Nếu như CSGT hiểu được khái niệm “lịch sự” thì người dân liệu có hiểu để điều chỉnh tác phong của mình khi đối diện với CSGT hay không? Và nếu như người dân cư xử bình thường mà các anh CSGT vẫn coi là bất lịch sự thì tình hình có vẻ gay go rồi đấy. Ấy là chưa kể, sự việc diễn ra không ai nghe thấy, chẳng ai nhìn thấy, vì thế lịch sự hay không lịch sự là do cảm nhận của anh CSGT quyết định.
Với nhận thức như thế, ở ngoài đường, người vi phạm có thể rất dễ bị quy là bất lịch sự nếu như CSGT đang có vấn đề về tâm lý.
Thực ra, CSGT chào người vi phạm là hành vi đẹp, văn minh. Nói như lối tuyên giáo là mang nặng bản chất của xã hội và thể chế. Người dân hoàn toàn không béo lên,không gầy đi hay bớt giàu có khi được CSGT chào theo điều lệnh, nhưng cái được đó là thái độ hợp tác thoải mái của người dân, và vì thế tình hình đỡ căng thẳng.
Người viết entry này đã từng chứng kiến nhiều người vi phạm Luật giao thông, nhưng thái độ khi bị dừng phương tiện lại rất bất lịch sự, thậm chí là hỗn láo. Xin không được thì quay lại chửi rủa thậm tệ, thậm chí còn gây gổ đánh CSGT. Có trường hợp, CSGT đang đứng làm việc, một người phóng xe máy qua và buông một câu: “Bọn chó, Đm mày!”…Những cá nhân trên không đại diện cho người dân lương thiện, và CSGT có cần chào họ không?
Theo mình, dù họ thế nào đi chăng nữa, CSGT vẫn nên chào bình thường. Trước hết đó là quy trình làm việc, thứ hai đó là điều lệnh công an nhân dân, và cuối cùng, hành động chào sẽ là thể hiện sự tôn nghiêm của luật pháp, đồng thời cũng thể hiện văn hóa đẹp của CSGT.
Cuối cùng, chào với nụ cười và anh mắt thân thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính CSGT tác nghiệp.
Cuối cùng, chào với nụ cười và anh mắt thân thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính CSGT tác nghiệp.
Tin cùng chuyên mục:
Con trai ông Trump nói Tổng thống Zelensky nài nỉ được mời đến buổi lễ nhậm chức
Nam thanh niên bị hành hung dã man trong khu dân cư Đông An 2
Nghị định 168 và những luận điệu xuyên tạc của RFA
Hương sắc Hà Nội – Một trong 50 thành phố tuyệt vời nhất thế giới