Con cóc gầm cầu và ước vọng đớp sao rơi
Sau khi sang Nga làm ăn, Phạm Văn Điệp chủ yếu kiếm ăn bằng buôn bán lặt vặt, cũng tạm đủ trang trải cho cuộc sống. Song vốn dĩ mang thân phận một kẻ bất mãn, tha phương cầu thực xứ người, Điệp dần biến chất, bị ảnh hưởng nặng của những thành phần phản động, chống cộng cực đoan. Nhìn những kẻ đó được người khác cho tiền, chỉ ăn không ngồi rồi vẫn tiền tiêu xài, Điệp lân la làm quen. Y dần nhận ra muốn kiếm tiền dễ, phải làm theo đám kền kền đó.
Chân dung “anh hùng bàn phím” Phạm Văn Điệp |
Trong một lá đơn gửi cơ quan chức năng, Điệp tiết lộ, y thường tham gia “góp ý” về các chính sách, chủ trương, đường lối và chỉ trích các hành vi mà Điệp cho là “vi hiến của Chính phủ Việt Nam” từ 2002 bằng các bài viết. Trong sinh hoạt chính trị, có quan điểm khác nhau là điều bình thường nhưng Điệp do ngộ nhận, dốt nát, không có học thức vững vàng và cộng thêm một chút gì đó theo cộng đồng mạng gọi là hơi “chập chập” nên Điệp không còn góp ý mà chuyển thành chống phá, vi phạm Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt nam. Có lúc, chính Điệp đã tự thú: “Bản thân tôi bị trù dập, mất vài chục triệu không phải là lớn, có bản án giải quyết hay không có giải quyết thỏa đáng chỉ là tài liệu tham khảo, chỉ phục vụ cho một trò chơi dân chủ”.
Đây là một tong nhiều giấy công an yêu cầu Điệp tới làm việc vì những hành vi sai trái |
Một bài viết trên internet của Điệp kêu gào gia nhập tổ chức phản động, có âm mưu lật đổ chính quyền Nhà nước CHXHCN Việt Nam |
Mồm Điệp nói là “trò chơi dân chủ” nhưng thực tế, thói hãnh tiến rởm đời và những ảo vọng ngông cuồng, ngu dốt đã Điệp trở thành một con cá ngão muốn nhảy lên thành “cá ông” trên vũ đài chính trị. Về sự việc này, có người tâm huyết trên cộng đồng mạng cho rằng, bản chất Điệp ban đầu cũng giống như Chí Phèo của Nam Cao, không xấu xa bỉ ổi nhưng do bị kẻ xấu kích động, tung hô về những bài viết trên internet của Điệp, khiến Điệp ngộ nhận mình là “sao”. Không ít kẻ đã thổi bong bóng vào dạ một con bò u tối, rằng “anh có tư tưởng mới đấy”, “anh giỏi cả kỹ thuật và pháp luật, chính trị…sao không đi làm chính trị”, các phong trào “chuyển lửa về quê nhà đang rất cần những người như anh”, “anh cứ đứng ra làm đi, có chúng tôi hậu thuẫn về tài chánh”, v.v và v.v…Có kẻ nham hiểm hơn còn chơi trò “đưa miếng mồi suỵt chó vào bụi rậm”, bảo Điệp hãy tích cực đấu tranh đi, khi thành công sẽ cho làm…cố vấn Tổng thống!
Chao ôi, nghe cụm từ “cố vấn tổng thống” mà Điệp đang cào tuyết suýt té nhào vì sướng. Điệp nhẩy cẫng lên như buồn ngủ gặp chiếu manh, khát nước gặp mưa rào. Con đường làm giàu, con đường nổi tiếng, con đường để Điệp – thằng sinh viên bị đuổi về quê năm nào trở về có thể vênh váo với gia đình, dòng họ, bạn bè trên cương vị một…chính khách đây rồi!
Giống như trẻ con bị xui ăn cứt gà sát, từ đó, Điệp điên cuồng lao vào hoạt động chính trị, bất biết trình độ học vấn thấp như vịt chặt chân của mình.
Đống rác đầu tiên mà Điệp định chui rúc vào để kiếm chác là cái gọi là Đảng dân chủ 21, một thứ hổ lốn của Hoàng Minh Chính. Sau này, trong một lá đơn tường trình, Điệp tự khai: “Tôi nhận thấy Đảng dân chủ 21 do ông Hoàng Minh Chính lãnh đạo, là một Đảng có cương lĩnh “yêu nước”, được phục hoạt từ ngày 30/5/2006….Tôi đã tình nguyện xin gia nhập Đảng Dân Chủ 21 với động cơ góp một bàn tay xây dựng một nền dân chủ pháp trị…. Tôi là người có chính kiến bảo vệ đa nguyên, đa đảng…”. Sau này Điệp cũng tâm sự: “Tôi luôn xem ông Hoàng Minh Chính là bậc thầy của tôi về kiến thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin”. Tôi đã đến với Đảng của ông Hoàng Minh Chính bằng cả 2 lý do: Đồng chí và đồng cảm!”.
Để thể hiện tinh thần “phấn đấu” với động cơ “theo voi ăn bã mía”, Điệp quyết tâm phải làm một cái gì đó thể hiện vị thế kẻ bưng bô. Vì thế, ngày 24/2/2007, Điệp đã về Hà nội ghé thăm kẻ mà y tự suy tôn là “lãnh tụ”, thượng cấp Hoàng Minh Chính gần 4 tiếng từ 15 giờ đến 19 giờ. Tại cuộc gặp gỡ này, Điệp và Chính đã bàn bạc, chia sẻ nhiều âm mưu chống phá chế độ và Điệp cũng được Chính giao một số “nhiệm vụ quan trọng” mà sau này Điệp đã tự khoe mình là “Uỷ viên Trung ương” của cái gọi là đảng Dân chủ (từ đây xin gọi là đảng RÂM CHỦ). Tuy nhiên, hành vi của Điệp và Chính không qua mắt được các chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam. Khi Điệp vừa quỳ rạp cúi lạy quan thầy để ra về thì ra tới đầu ngõ, Điệp đã bị 3 công an áp giải từ ngõ nhà Chính, 26 Lý Thường Kiệt về trụ sở cơ quan Công an trên phố Hàng Bài Hà Nội.
Nhục nhã thay cho Điệp, dù luôn lớn tiếng phê phán bố và anh đi theo con đường cộng sản nhưng chính lúc này, Điệp đã phải nhờ người anh trai là đại tá quân đội bảo lãnh đế đưa được về nhà. Sau này, Điệp tự thú: “Tôi đã chia tay với anh trai tôi để đến thăm ông Hoàng Minh Chính, không nghe theo lời khuyên của anh trai (khi ấy là Đại tá đang tại ngũ)”.
Sau này, chính Điệp lại phải nhờ ngươì anh trai bảo lãnh để sang LB Nga đúng ngày 6-3-2007 theo vé khứ hồi. “Khi anh trai tôi đến, họ lập biên bản dùng anh trai tôi là người làm chứng , hỏi tôi có tiếp tục tham gia Đảng Dân chủ 21 không.Tôi trả lời là sẽ tiếp tục tham gia” – Điệp tự khai. Điệp còn khoe khi làm việc với cơ quan công an, tất cả các bài viết của tôi đã được đăng trên các diễn đàn “Tiếng nói dân chủ, Đàn chim Việt”….
Lẽ ra, sau khi được cơ quan công an gặp gỡ, làm việc, chưa xử lý hình sự mà khuyên răn Điệp kịp thời thì Điệp nên biết rõ đúng sai, không nhúng sâu bàn chân tội lỗi, song Điệp đã ngu xuẩn, mù quáng ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ nhuốc của cái gọi là đảng RÂM CHỦ.
Những tội lỗi, sai lầm tiếp theo của Phạm Văn Điệp như thế nào, chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh trong các bài viết tới đây…
*Bài viết của tác giả ĐẠI BÀNG gửi blog Nguyễn Văn Minh – Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Blog NVM không chịu trách nhiệm về nội dung bài viết.
Nguồn: nguyenvanminh
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố